Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của 6 biện pháp

Biện pháp

Mức độ đánh giá Rất cấp

thiết Cấp thiết Ít cấp thiết

Lưỡng lự, không ý kiến Mức độ đồng thuận (%) Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 30 35.71 49 58.33 3 3.57 2 2.44 94.05 1 2 28 33.33 46 54.76 5 5.95 5 6.10 88.10 3 3 28 33.33 50 59.52 3 3.57 3 3.66 92.86 2 4 24 28.57 45 53.57 8 9.52 7 8.54 82.14 4 5 20 23.81 44 52.38 11 13.10 9 10.98 76.19 5 6 20 23.81 43 51.19 12 14.29 9 10.98 75.00 6 Trung bình 29.76 54.96 8.33 7.12 84.72

Kết quả khảo nghiệm trên 84 người liên quan thuộc 4 nhóm đối tượng đã giúp cho tác giả rút ra những kết luận sau:

1. Tất cả 6 biện pháp đã nhận được sự đồng thuận cao về tính cấp thiết, trung bình là 84,72%. Sự đồng thuận cao nhất đối với biện pháp 1 là 94,05%, thấp nhất đối với biện pháp 6 là 75%. Như vậy, dù các đối tượng được khảo nghiệm từng ở những vị trí cơng việc, trình độ khác nhau nhưng đại bộ phận đều khẳng định tính rất cấp thiết và cấp thiết của cả 6 biện pháp. Điều này có giá trị tác động tích cực, mạnh mẽ vào q trình thực hiện mục đích nhiệm vụ của đề tài.

2. Sự đồng thuận có tỷ lệ cao của các nghiệm thể đã chứng minh rằng các biện pháp xây dựng không phải là tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà đã có phân tích, so sánh dựa vào cơ sở định hướng của phần lý luận và căn cứ vào kết quả khảo sát phần thực trạng giáo dục ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nên mục đích và nhiệm vụ của đề tài có giá trị thực tiễn, hành dụng.

3. Tổng hợp cả các mức độ khơng đồng thuận về tính cấp thiết của cả 6 biện pháp trung bình là 15,45% trong đó có 7,12% ở mức độ lưỡng lự cùng có ở tất cả 6 biện pháp đặc biệt đối với biện pháp 5, 6 ý kiến lưỡng lự là 10,98%. Khi tiến hành điều tra sâu (trực tiếp trò chuyện trao đổi), tác giả nhận thấy các biện pháp đó đi sâu vào những vấn đề mới, phần nhiều liên quan đến lĩnh vực quản lý (giáo viên ít quan tâm). Đồng thời biện pháp này khiến lao động của GV càng thêm vất vả, trong điều kiện hiện tại với cường độ lao động của GV tiểu học đã rất căng thẳng. (Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học của giáo viên và

học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Đổi mới cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội.)

Do đó, ý kiến đồng thuận, có nghĩa chấp nhận đối với nội dung của biện pháp 5, 6 thấp hơn so với bốn biện pháp trên.

Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của 6 biện pháp

Biện pháp

Mức độ đánh giá

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

Lưỡng lự, khơng ý kiến Mức độ đồng thuận (%) Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 29 34.52 50 59.52 3 3.57 2 2.44 94.05 1 2 26 30.95 45 53.57 5 5.95 8 9.76 84.52 3 3 28 33.33 49 58.33 4 4.76 3 3.66 91.67 2 4 16 19.05 50 59.52 8 9.52 10 12.20 78.57 4 5 20 23.81 44 52.38 11 13.10 9 10.98 76.19 5 6 25 29.76 36 42.86 12 14.29 11 13.41 72.62 6 Trung bình 28.57 54.36 8.532 8.742 82.94

Từ kết quả khảo nghiệm về tính khả thi tác giả rút ra được những nhận xét sau:

1. Tất cả 6 biện pháp cũng được 84 người liên quan đồng thuận về tính khả thi, trung bình là 82,94%. Trong đó, mức rất khả thi là 28,57%, mức khả thi là 54,36%. So với tính cần thiết thì từng mức độ đồng thuận của tính khả thi tương đương hoặc gần tương đương. Như vậy, đại bộ phận đối tượng dù đang công tác ở các vị trí khác nhau, có trình độ, giới tính, quan hệ với giáo dục cũng khác nhau nhưng đều biểu thị sự tin tưởng cao đối với tính khả thi - thực hiện được của 6 biện pháp đã đề xuất.

2. Dù mức độ đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi ở 6 biện pháp khơng hồn tồn trùng khớp nhưng đều đạt từ 72,62% trở lên đối với tính khả thi và từ 75% trở lên đối với tính cấp thiết. Kết quả đó chứng tỏ biện pháp có cơ sở khoa học và đã nhận được sự tin tưởng của đa số người được hỏi.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào định hướng lý luận ở chương 1 trong đó có nhấn mạnh đến vai trị, vị trí của hoạt động quản lý với 2 nhiệm vụ trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý hoạt động học của trò nhằm nâng cao chất lượng, thực hiện tốt mục đích giáo dục, đào tạo của bậc TH. Căn cứ vào những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế khi khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, có tính đến các đặc điểm kinh tế, văn hố, xã hội của Quận Lê Chân thành phố Hải Phòng và mức độ phát triển GD nói chung.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau biện pháp này làm tiền đề cho biện pháp kia. Tuy nhiên theo điều kiện của nhà trường nên tác giả đã phân chia thành 03 nhóm biện pháp trong đó nhóm biện

pháp điều kiện và nhóm biện pháp có tính chất quyết định thực hiện trước, nhóm biện pháp có tính chất hỗ trợ có thể thực hiện nối tiếp sau. Việc lấy ý kiến từ các

chuyên gia QLGD, đội ngũ GV, PHHS và CBQL cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.

Với thời gian nghiên cứu chưa nhiều, các biện pháp đề xuất chưa được thực nghiệm nhưng tác giả rất tin tưởng trong thời gian tới sẽ đưa được những biện pháp này vào thực nghiệm nhằm rút ra những bài học tích cực trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để nâng cao hiệu quả dạy học của các nhà trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng nói riêng trong bối cảnh đổi mới GD cần nhiều yếu tố tác động trong đó yếu tố quản lí của HT, phó HT có vai trị, vị trí rất quan trọng. Từ định hướng của hệ thống lý thuyết, gắn với yêu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài "Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay".

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy CBQL, GV đã nhận thức được đầy đủ về chủ trương đổi mới giáo dục; công tác xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện rất tốt, phương thức sư phạm đã bắt đầu chuyển đổi, hoạt động quản lý đã tiếp cận theo hướng đổi mới. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như năng lực của GV về giải quyết vấn đề, sử dụng PPDH, các hình thức tổ chức hoạt động học chủ yếu diễn ra trong lớp, đánh giá học sinh, thu hút học sinh vào hoạt động học; công tác phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa diễn ra thường xuyên liên tục, v.v…

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tác giả đã đề xuất các biện pháp tập trung vào thành tố chính trong hoạt động dạy học đó là các biện pháp tác động vào hoạt động học của HS, làm thay đổi hình thức tổ chức học của HS và đổi mới phương thức DH cho GV kèm theo đó là các biện pháp bổ trợ về đổi mới cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội kèm theo BP điều kiện đó là thay đổi tư duy của HT, phó HT nhà trường theo phương pháp quản lý hiện đại.

Trong thời gian cho phép, tác giả đã vận dụng lý thuyết của khoa học quản lý và khoa học giáo dục, đồng thời quan sát, phân tích thực tiễn đã làm tường minh các mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GDĐT

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết cho GV cách thức đổi mới PPDH đặc biệt là các PPDH tích cực.

- Tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các nhà trường đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới cơng tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng đối với các HT, phó HT và các GV cốt cán ở các trường TH.

- Làm tốt vai trò tham mưu với UBND thành phố, có kế hoạch thật khoa

học, sâu sát vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các phường theo một lịch trình cụ thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; có tính đến những chuẩn trường đó đạt được và những chuẩn cần nỗ lực phấn đấu. Chẳng hạn những chuẩn như diện tích trường lớp so với số lượng học sinh hoặc kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị thì khơng phải riêng ngành giáo dục giải quyết được.

2.2. Đối với phòng GDĐT

- Làm tốt vai trò tham mưu với UBND quận, đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học; tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa phường với các nhà trường, tận dụng nguồn lực của địa phương để sửa chữa, củng cố, bổ sung, xây dựng CSVC cho nhà trường trong phạm vi có thể; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để tiến kịp với sự phát triển của xã hội.

- PGD là cơ quan quản lý trực tiếp các trường TH phải tăng cường, thường xuyên chỉ đạo hoạt động dạy và học của thầy và trị thơng qua việc triển khai các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện theo hướng đổi mới ….

- PGD cũng cần quan tâm đến thành tích, tài năng, đạo đức của những GV được đồng nghiệp mến phục, trị kính trọng để đề bạt hoặc động viên, khen thưởng tạo động cơ bên ngoài cho đội ngũ GV hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11

năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Chính trị, Quyết định số 14 ngày 11/01/1979, Cải cách giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Điều lệ trường Tiểu học.

4. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành kèm theo Quy định Chế

độ làm việc đối với GV phổ thông.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 48/2000/QĐ-BGDĐT Ban hành

quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn nhân viên, giáo viên tiểu học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT- BGD ĐT ngày

24/8/2014 an hành qui định đánh giá học sinh tiểu học.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/TT-BGD ĐT ngày 22/9/2016, sửa

đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- GDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDDT ngày 08 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ban hành kèm theo Quy

định về chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-

BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ, Hướng

dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển GV tiểu học (2007), Giáo dục

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản

lý. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2002), Quản lý chất lượng trong giáo dục. Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Đỗ Ngọc Đạt (2003), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, tập bài

giảng dành cho học viên cao học QLGD - ĐHSP Hà nội.

15. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề về quản lý nhà nước,

quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

16. Đặng Xuân Hải (2012), Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo tín chỉ. Nxb

Bách Khoa. Hà Nội.

17. Đặng Xuân Hải; Nguyễn Sỹ Thư (2012), QLGD/QLNT trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục, Hà Nội

18. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Tập bài

giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

19. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục.

20. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lý học lứa

tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Giáo dục.

22. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngơ Đình Qua

(2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Đại học Sư phạm TP. HCM.

23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Khuđôminxki (1983), Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận,

Tài liệu Bồi dưỡng QLGD/Trường CBQL giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

25. Luật giáo dục 2005. Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Lê Chân (2016), Báo cáo tổng kết Giáo

dục tiểu học.

28. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,

Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

30. Vũ Văn Tảo dịch (1998), Học tập, một kho báu tiềm ẩn, UNESCO xuất

bản.

31. Phạm Văn Thuần (2015), Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục,

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ, giáo viên của trường)

Để phục vụ công tác nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, xin Quý thầy cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về thực trạng của đơn vị đối với các thông tin dưới đây.

Thầy/cô cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng mà thầy/cơ cho là thích hợp.

Sự hợp tác của thầy/cơ có tác dụng rất lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)