Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 98 - 99)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới tại trường

3.2.6. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thu hút sự tham gia tích cực của gia đình và cộng đồng xã hội vào hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường, giúp tăng cường CSVC trong điều kiện kinh phí của nhà trường có giới hạn.

3.2.6.2. Nội dung và hình thức thực hiện

- Tích cực tun truyền tới gia đình và cộng đồng xã hội những quan điểm

đổi mới giáo dục để cùng hiểu rõ tính tích cực và phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục HS một cách tích cực trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm.

- Vào đầu các năm học, BGH chỉ đạo kiện toàn Ban thường trực Hội CMHS nhà trường và chỉ đạo GVCN kiện toàn Ban đại diện CMHS lớp. Thống nhất các nội dung và cơ chế phối hợp giữa nhà trường và CMHS trong giáo dục HS.

- BGH nhà trường chỉ đạo GVCN các lớp thường xuyên thảo luận với CMHS dành đủ thời gian hằng ngày ở nhà để giúp đỡ HS tăng cường các hoạt động vận dụng tri thức được học vào cuộc sống; đánh giá sự tiến bộ và góp phần hình thành nhân cách, lối sống cho con em mình.

- BGH nhà trường phối hợp cùng với GV tổ chức các hội thảo mời CMHS cùng tham gia để hướng dẫn CMHS cách thức học tập cùng HS, thúc đẩy sự tích cực sáng tạo của CMHS cùng làm hoặc sưu tầm các đồ dùng dạy học. Có thể

hoạt động học tập mà con em họ được tham gia, sự trưởng thành của các em qua các hoạt động đó để củng cố niềm tin trong CMHS. Thường xuyên tổ chức các hoạt động như văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tết trung thu, hội chợ tết, hội chợ khoa học, hội chợ từ thiện để thu hút CMHS cùng tham gia. Nếu CMHS bận công việc không thể tới nhà trường tham gia các hoạt động thì BGH chỉ đạo GV quay phim lại các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS để gửi về cho CMHS.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của ban Đại diện cha mẹ học sinh như là một lực lượng trung gian liên kết giữa nhà trường và cộng đồng xã hội; Tham gia đánh giá, giám sát và phản biện xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.

- Chỉ đạo GV khuyến khích các em HS tích cực tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức.

- Yêu cầu CB, GV trong nhà trường tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào phục vụ cộng đồng địa phương. Qua đó tăng thêm cơ hội giao lưu, tiếp xúc với CMHS và cộng đồng để tăng thêm hiểu biết, hướng đến sự đồng thuận cao của cộng đồng về hoạt động dạy học của nhà trường.

- Tích cực huy động cộng đồng địa phương để cải tạo nâng cấp phòng học, cải tạo không gian lớp học, cảnh quan sư phạm.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Mọi CB, GV trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự thống nhất của ba lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội trong việc thực hiện mục tiêu GD.

BGH nhà trường duy trì tốt mối quan hệ có tính trách nhiệm từ cả hai phía ban Đại diện cha mẹ học sinh và các cơ quan, đồn thể đóng trên địa bàn hành chính. Xây dựng và phát triển ban phụ huynh vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học nguyễn thị minh khai, quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)