1.3. Hoạt động cố vấn học tập trong trƣờng đại học
1.3.3. Nội dung của hoạt động cố vấn học tập trong trường đại học
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, cố vấn học tập bao gồm các hoạt động sau:
- Tư vấn, định hướng quá trình học tập của sinh viên;
- Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; - Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, khoa về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội [7].
Theo quan niệm của đào tạo theo học chế tín chỉ, để hoạt động cố vấn học tập trên diễn ra cần phải thực hiện một số công việc như sau:
1. Hướng dẫn sinh viên thực hiện các quy chế, quy định và học chế tín chỉ về quyền và nghĩa vụ của sinh viên.
2. Tư vấn cho sinh viên phương pháp học ở bậc đại học, phương pháp tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu học tập.
3. Hướng dẫn cho sinh viên hiểu biết về chương trình đào tạo tồn khóa, chương trình đào tạo chuyên ngành và cách lựa chọn các học phần đăng ký học ở các học kỳ, tuân thủ các điều kiện học tập trước, điều kiện kiên quyết của từng học phần.
4. Hướng dẫn cho sinh viên quy trình, thủ tục đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ.
5. Ký chấp nhận hoặc không chấp nhận phiếu đăng ký học phần của sinh viên.
6. Thảo luận và trợ giảng sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
7. Lưu ý sinh viên sự cố gắng học tập khi thấy kết quả học tập của họ giám sát.
8. Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập trong phạm vi thẩm quyền của mình.
9. Khơng chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên.
10. Trung thực, công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giảng và hướng dẫn sinh viên.
11. Tham gia các hoạt động tập huấn về công tác cố vấn học tập theo yêu cầu của trường.
12. Cố vấn học tập phải nắm vững mục tiêu. Chương trình đào tạo, các hình thức đào tạo, quy chế đào tạo, các quy trình liên quan đến cơng tác đào tạo và quản lý sinh viên.
13. Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động học thuật, tư vấn tâm lý, động viên sinh viên tham gia các hoạt động văn thể mỹ lành mạnh, bổ ích.
14. Hướng dẫn cơng tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, nắm tình hình chung của lớp, chương trình sinh hoạt lớp định kì và báo cáo tình hình cho trưởng khoa.
Dựa trên kinh nghiệm trong quá trình quản lý đào tạo và các chức năng và nhiệm vụ của cố vấn học tập nói trên, một số các bước của hoạt động cố vấn học tập được hiểu là:
- Bước đầu tiếp xúc và làm quen với số sinh viên được giao phụ trách cố vấn học tập; tổ chức, giới thiệu và thống nhất phương pháp làm việc giữa cố vấn học tập và sinh viên.
Đây là bước đầu tiên của hoạt động cố vấn học tập, nhưng là tiền đề cho hoạt động cố vấn học tập đạt hiệu quả về sau. Ở nội dung này, cố vấn học tập thường tổ chức thực hiện một số các công việc như: Tổ chức gặp mặt để làm quen với sinh viên, giới thiệu các thông tin về bản thân và tìm hiểu những thông tin cơ bản về sinh viên (số lượng, ngành học, lực học ở bậc phổ thông, giới tính, thành phần, địa lý, hoàn cảnh đặc biệt nếu có…); Thống nhất các hình thức, thời gian, địa điểm liên hệ, nội dung mà sinh viên có thể nhận được từ việc tư vấn, hỗ trợ của cố vấn học tập, đồng thời cũng giúp cố vấn học tập nhận được các thông tin phản hồi của từng cá nhân sinh viên liên quan tới toàn bộ các hoạt động trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường; Giới thiệu khái quát và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu về tổ chức nhà trường (khoa đào tạo, các phòng ban liên quan), chương trình đào tạo của ngành học, kế hoạch đào tạo tổng thể của khóa học; các quy chế, quy định liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật.
- Thông qua hoạt động cố vấn, giúp sinh viên tìm hiểu và nắm vững chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo, đặc biệt là về mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo (số tín chỉ phải tích lũy, khung chương trình đào tạo); chuẩn đầu ra của chương trình (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, vị trí có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp); kế hoạch tổ chức đào tạo tồn khóa; những điểm đặc thù cần lưu ý nếu có (chương trình chất lượng cao, tài năng, quốc tế…). Từ đó, giúp sinh viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập trong tồn khố học và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực, mong muốn và sở trường của cá nhân sinh viên. Hướng dẫn sinh viên đăng ký học ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập đã xây dựng.
- Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên trong các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, chế độ chính sách, học bổng, quy định, quy chế,… Hỗ trợ sinh viên giải quyết những khó khăn trong q trình học tập và rèn luyện, về phương pháp học tập và nghiên cứu; Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, hội thảo chuyên đề, nghiên cứu khoa học.
- Tham gia trực tiếp vào công tác đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật của sinh viên, có thể tư vấn cho sinh viên trong trường hợp cần thiết.
- Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ khi nhập học và trong suốt quá trình học tập tại trường đại học để giúp sinh viên lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu của bản thân mỗi sinh viên.
- Đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường trong các vấn đề tổ chức, quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Thực hiện các chế độ báo cáo có liên quan đến sinh viên và cơng tác cố vấn học tập.
Có thể khẳng định, hoạt động cố vấn học tập là bộ phận không thể tách rời của học chế tín chỉ. Là nhân tố cầu nối giữa nhà trường và người học và từ người học với thị trường lao động việc làm. Hoạt động cố vấn học tập là việc tư vấn về học tập và rèn luyện của người học, luôn đồng hành trong suốt quá trình học tập trong trường đại học của người học đó.
Ở Việt Nam, đào tạo theo học chế tín chỉ được áp dụng thí điểm ở một số trường đại học vào những năm đầu của thế kỷ 21, đến nay sau gần 20 năm hình thức đào tạo này đã áp dụng ở hầu hết các trường đại học trên cả nước. Cùng với q trình phát triển của mơ hình học chế tín chỉ thì vai trị của hoạt động cố vấn học tập cũng được quan tâm nhiều hơn. Việc quản lý hoạt động cố vấn học tập từ đó cũng cần một cơ sở pháp lý mới, hoàn thiện hơn.
Ở Trường Đại học Công nghệ, nhiều văn bản quyết định đã được ban hành nhằm thể chế hóa hoạt động của cố vấn học tập trong trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động cố vấn học tập tại trường. Cụ thể như:
Nhà trường đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-TCHC ngày 09/08/2012 của Hiệu trưởng về Quy định chế độ làm việc của giảng viên Trường Đại học Cơng nghệ, trong đó có các quy định về nhiệm vụ cố vấn học tập. Căn cứ vào Quy định này, Nhà trường đã ban hành hướng dẫn số 257/HD-ĐT ngày 19/07/2013 về việc thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ. Đồng thời hàng năm, vào đầu mỗi một học kỳ Nhà trường ban hành các Quyết định giao nhiệm vụ cố vấn học tập cho sinh viên của từng lớp, từng khóa, từng khoa đào tạo tới từng cán bộ, giảng viên của trường.