Quy hoạch, tuyển chọn, phân công cố vấn học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 91 - 93)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học

3.2.2. Quy hoạch, tuyển chọn, phân công cố vấn học tập

Hiện nay, hầu hết đội ngũ cố vấn học tập đảm nhiệm vị trí cơng tác này là do nhận được sự phân công nhiệm vụ từ Ban Giám hiệu nhà trường. Thực tế này sẽ làm nảy sinh một số khó khăn nhất định, nó cản trở đội ngũ cố vấn học tập hoạt động tốt đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho công tác quản lý hiệu quả đội ngũ này. Do đó, để đội ngũ làm cố vấn học tập thực

sự là những người có năng lực, có phẩm chất, yêu nghề, có các đặc điểm tính cách phù hợp với công tác cố vấn thì cần hướng tới đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ cố vấn học tập.

3.2.2.1. Ý nghĩa

Biện pháp này giúp lựa chọn được cố vấn học tập phù hợp với vị trí cơng việc, nhiệt tình và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, nó cũng giúp cho các cán bộ quản lý có sự chủ động và linh hoạt để hình thành được một đội ngũ cố vấn học tập đầy đủ, ổn định và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung

Hiện nay, vị trí cố vấn học tập được tuyển chọn theo phương thức là “phân công của lãnh đạo” hoặc “chỉ định”. Cách làm này khiến những người làm cố vấn học tập thiếu chủ động hoặc không sẵn sàng cho công việc này.

Cố vấn học tập là một hoạt động khá đặc thù, không chỉ cần các kiến thức về chun mơn mà cịn cần sự hiểu biết về các lĩnh vực khác để có thể đảm nhiệm vai trị tư vấn cho sinh viên khơng những trong hoạt động học tập mà còn trong cả cuộc sống. Vì vậy, việc quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ cố vấn học tập gắn với xác định quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp cũng được xem như một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của cố vấn học tập cũng như kết quả làm việc của họ.

3.2.2.3. Cách tiến hành

- Xác định nhu cầu đội ngũ cố vấn học tập cho từng năm học dựa trên số lớp, ngành học.

- Thông báo nhu cầu cố vấn học tập đến đội ngũ giảng viên với các điều kiện lựa chọn cụ thể.

- Gặp gỡ, trao đổi với ứng viên cố vấn học tập để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ, đồng thời nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của cố vấn học tập ở trường đại học.

- Tiến hành lựa chọn cố vấn học tập chính thức. Thơng báo đến sinh viên và các bộ phận liên quan trong nhà trường để phối hợp công tác.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Kế hoạch năm học của trường và của từng đơn vị đào tạo.

- Danh sách dự kiến các cố vấn học tập cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. - Thông tin rõ ràng về các tiêu chí lựa chọn cố vấn học tập.

- Nhiệm vụ và quyền lợi của cố vấn học tập cần được xác định lại rõ ràng và hợp lý.

- Quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết hóa vị trí nghề nghiệp cho cố vấn học tập trong trường đại học không những mang lại thuận lợi cho các nhà quản lý đồng thời cũng giúp cho việc đánh giá, phân loại người lao động chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 91 - 93)