Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 93 - 95)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ cố vấn học tập

Hiện nay, những người đang tham gia vào đội ngũ cố vấn học tập tại trường đều cho biết họ chưa từng hoặc rất ít tham gia vào các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ về cố vấn học tập. Vậy nên, để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động cố vấn học tập thì việc thường xuyên được dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ là rất cần thiết.

3.2.3.1. Ý nghĩa

Hoạt động cố vấn học tập là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường, với đơn vị tuyển dụng, với thị trường lao động. Đây là một hoạt động sáng tạo, một người bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập và trải nghiệm của sinh viên trên ghế nhà trường. Do vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này là cần thiết và quan trọng.

Biện pháp này giúp cố vấn học tập có những phẩm chất và năng lực cần thiết để tư vấn hỗ trợ cho sinh viên trong hoạt động học tập.

3.2.3.2. Nội dung

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cố vấn học tập chính là hỗ trợ học tập cho sinh viên. Để có thể hồn thành nhiệm vụ này, cố vấn học tập cần phải có năng lực chun mơn vững vàng, có kỹ năng giao tiếp và hiểu sinh viên. Nó bao hàm cả những kỹ năng chuyên sâu và kỹ năng tổng hợp. Để lập kế hoạch tổ chức hoạt động, tìm hiểu và nắm bắt tâm lý đối tượng, hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giáo dục thuyết phục, đối với sinh viên do mình phụ trách, cố vấn học tập cần nắm được các kỹ năng sư phạm thông thường và cả những kiến thức nghiệp vụ, năng lực tư vấn của một cố vấn học tập cần phải có.

Cần liên tục cập nhật các tin tức về chuyên ngành thông qua các buổi trao đổi chuyên môn. Kết nối giữa những người làm công tác cố vấn học tập để có được sức mạnh của nhóm. Bài học thành cơng, hay thất bại của người này sẽ trở thành những kinh nghiệm quý báu chung cho cố vấn học tập.

3.2.3.3. Cách tiến hành

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cố vấn học tập về một số kỹ năng cơ bản như tư vấn, giao tiếp với sinh viên và những người xung quanh.

- Hướng dẫn chi tiết các cố vấn học tập những lĩnh vực mà họ có thể trợ giúp sinh viên.

- Lấy ý kiến của sinh viên về hiệu quả các hoạt động trợ giúp của cố vấn học tập. Từ đó có sự chỉ đạo, quản lý và điều chỉnh phương thức thực hiện của cố vấn học tập nhằm đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức đối thoại, trao đổi giữa cố vấn học tập và sinh viên vào đầu và giữa mỗi kỳ học để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như những tồn tại chưa được giải quyết tốt.

- Các cố vấn học tập đều là giảng viên kiêm nhiệm nên việc bồi dưỡng năng lực cơng tác cho họ là cần thiết. Bên cạnh đó vấn đề “Bồi dưỡng năng

lực công tác cố vấn học tập” cũng là nên được tính đến khi xây dựng biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động cố vấn học tập.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Sự quan tâm, chỉ đạo của cán bộ quản lý trong việc bồi dưỡng, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cố vấn học tập.

- Sự tham gia tích cực, chủ động của giảng viên làm công tác cố vấn học tập và của sinh viên đang học tại trường.

- Xây dựng bảng hỏi lấy ý kiến sinh viên về các hoạt động của cố vấn học tập theo từng học kỳ.

- Xây dựng mạng lưới kết nối các cố vấn học tập ở các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 93 - 95)