Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 84 - 87)

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập của Nhà trường, song có thể khái qt một số điểm chính như sau:

Một là, do trường tuổi đời còn khá trẻ, trong giai đoạn phát triển nhanh nên

công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động cố vấn học tập còn thụ động, thiếu đồng bộ và chưa mang tính bền vững. Trong tuyển dụng chưa kết hợp giữa tuyển chọn và sàng lọc, hình thức xét tuyển là chủ yếu còn một số điểm chưa hợp lý.

Hai là, một bộ phận cố vấn học tập tuổi cao có tư tưởng “an phận”, có

“sức ì” nhất định trong cơng việc, ít đưa ra các sáng kiến, đổi mới dẫn đến việc tổ chức hoạt động cố vấn học tập đôi lúc chưa thực sự hiệu quả.

Ba là, việc trang bị cơ sở vật chất cịn hạn chế, chưa có khơng gian riêng

dành cho hoạt động cố vấn học tập.

Bốn là, công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập, trong đó có cơng tác

đánh giá cố vấn học tập của Nhà trường mang nặng tính quản lý cán bộ trong đơn vị sự nghiệp cơng lập, chưa có nhiều điểm đổi mới nên khơng khuyến khích được cố vấn học tập trong cơng việc.

Cuối cùng, do nguồn kinh phí của Nhà trường cịn hạn chế nên các chế

độ đãi ngộ đối với cố vấn học tập chưa thỏa đáng, lương và các khoản thu nhập còn thấp nên họ chưa thật sự yên tâm công tác.

Tiểu kết chƣơng 2

Các kết quả từ điều tra thực tiễn cho thấy hoạt động cố vấn học tập đang bộc lộ sự cầm chừng ở các nội dung hoạt động và bối rối trong các khâu đánh giá.

Những mặt mạnh về công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được thể hiện rõ thông qua một số yếu tố như đã phân tích ở trên. Nhìn chung, cố vấn học tập mặc dù có tuổi đời cịn “non trẻ” nhưng đã thể hiện được vị thế của mình trong hoạt động giảng dạy và học tập trong trường. Cố vấn học tập không chỉ thể hiện tên gọi của mình mà cịn để lại dấu ấn ở nhiều nội dung hoạt động. Hiệu quả của các hoạt động này cũng đã được ghi nhận.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế về công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Có thể thấy, hạn chế về cơng tác quản lý hoạt động cố vấn học tập nằm ở việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo cụ thể, riêng biệt cho vị trí cố vấn học tập. Trên cơ sở những đánh giá về hoạt động cố vấn học tập, tác giả đã tìm hiểu thực trạng về quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Trường Đại học Công nghệ, trong chương 2 đã bàn luận với các nội dung quản lý cụ thể: xây dựng kế hoạch hoạt động, quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện, quản lý việc kiểm tra, đánh giá và xây dựng chế độ, chính sách đối với hoạt động cố vấn học tập.

Thơng qua việc phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý hoạt động cố vấn học tập và những nguyên nhân của hạn chế cần giải quyết. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Việc áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã được Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vai trò của cố vấn học tập vẫn đang được đánh giá là còn khá mờ nhạt và chưa thực sự phát huy được đúng vị thế, để có thể theo kịp như mong muốn thì cần nhiều hành động cụ thể mà một trong số đó chính là việc đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động cố vấn học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 84 - 87)