Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 61 - 67)

2.3. Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học Công nghệ,

2.3.2. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên công tác

2.3.2.1. Cơ cấu theo giới

Trong một đơn vị, nếu có sự cân bằng về giới tính trong đội ngũ nhân lực thì sẽ tạo được môi trường làm việc thoải mái, thân thiện, mặt khác những đặc điểm khác nhau về giới tính sẽ dẫn đến khả năng xử lý công việc cũng khác nhau, có những việc nam giới làm sẽ tốt hơn nữ giới và ngược lại. Vì thế, nếu có sự hợp lý về cơ cấu giới trong đội ngũ cán bộ sẽ giúp đơn vị hoàn thành một cách tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới theo Luật lao động.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo giới của đội ngũ cố vấn học tập

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Cơng nghệ

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tại Trường Đại học Cơng nghệ chưa có sự cân bằng về giới trong cơ cấu của đội ngũ cố vấn học tập, số lượng nữ chỉ chiếm khoảng 21%, trong khi số lượng nam chiếm tới 79% (theo báo cáo của

cục thống kê Hà Nội vào năm 2017 thì cơ cấu về giới trong lực lượng lao động của Hà Nội với số nữ nhiều hơn số nam khơng đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 97 nam hay theo Bản tin cập nhật thị trường Lao động Việt Nam số 17, quý 1 năm 2018 của tổng cục thống kê cũng cho thấy 51.94% số người trong độ tuổi lao động là nam). Thực tế này xuất phát từ việc Trường Đại

học Công nghệ là một đơn vị đào tạo các khối ngành về kỹ thuật và công nghệ nên lực lượng nghiên cứu về mảng này thông thường tỷ lệ nam thường cao hơn.

Tuy nhiên, số liệu này cũng là một khuyến nghị đối với lãnh đạo Nhà trường, địi hỏi trong cơng tác tuyển dụng, quản lý đội ngũ cố vấn học tập của Nhà trường những năm tới phải chú trọng đến điều kiện, khả năng về giới để có sự cân bằng hơn về giới trong đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cố vấn học tập nói riêng.

2.3.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi đội ngũ cố vấn học tập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực giải quyết công việc, năng lực tiếp cận thông tin, năng lực đào tạo - bồi dưỡng… Tất cả những điều này sẽ là một trong những yếu tố chi phối để lãnh đạo xác định cách thức quản lý hoạt động cố vấn học tập cho phù hợp. Vì vậy, trong quá trình quản lý và phát triển đội ngũ cố vấn học tập, nhà trường luôn quan tâm đến cơ cấu độ tuổi của đội ngũ, phát triển cân đối, hài hòa giữa lớp trẻ và lớp cố vấn học tập có độ tuổi cao.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ cố vấn học tập

Nguồn: Phịng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Cơng nghệ

Biểu đồ cho thấy số lượng cán bộ làm công tác cố vấn học tập ở độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất, ở độ tuổi này cán bộ phần lớn cán bộ mới hoàn thành xong chương trình đào tạo tiến sĩ, cịn có thời gian cống hiến rất lâu dài cho đơn vị. Đồng thời lứa cán bộ ở độ tuổi này sẽ rất tích cực trong việc truyền bá những yếu tố tiên tiến, tích cực trong cơng tác đào tạo tới sinh viên cũng như nhiệt huyết trong việc truyền thụ kiến thức, hỗ trợ sinh viên. Đây cũng được coi là lợi thế trong nguồn nhân lực cố vấn học tập của Nhà trường.

2.3.2.3. Cơ cấu theo trình độ

Là một trong đội ngũ những đơn vị mới thành lập của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Cơng nghệ có số lượng đơng đảo giảng viên trẻ, giàu nhiệt huyết nhưng được đào tạo trình độ cao thuộc nhóm dẫn đầu về đơn vị có giảng viên trình độ tiến sĩ chiếm tỉ trọng cao của các trường đại học trong cả nước. Trong số 139 cán bộ giảng viên nói trên, số lượng có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư là 46 người; số lượng có học vị Tiến sĩ là 121/139 người, cịn lại là 18 người có trình độ thạc sĩ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu theo trình độ chun mơn của đội ngũ cố vấn học tập Nguồn: Phịng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Cơng nghệ

Nhìn vào biểu đồ thể hiện trình độ chun mơn của đội ngũ cố vấn học tập Trường Đại học Cơng nghệ có thể thấy rằng tỷ lệ cán bộ đạt trình độ tiến sĩ chiếm tới 87% nhân lực, đây là một tỷ lệ rất cao, thuộc tốp đầu của cả nước, điều đó tạo được lợi thế của Nhà trường trong công tác cố vấn học tập. Với những cán bộ thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập có trình độ cao và nhất là phần lớn (80%) số cán bộ trên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến thì sinh viên sẽ được tiếp cận những yếu tố tiên tiến nhất cũng như được hỗ trợ về mặt chuyên môn một cách tốt nhất trong công tác cố vấn học tập.

2.3.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đa ngành, đa lĩnh vực được ưu tiên đầu tư của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, điều này dẫn tới chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập có thể nói là tốt. Tuy nhiên, do đội ngũ này là cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm gây ảnh hưởng khá lớn trong công tác tư vấn học tập cho sinh viên. Điều này là phổ biến và tình trạng chung trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ cũng khơng nằm ngồi tình trạng này.

Qua các số liệu khảo sát, trao đổi với giảng viên, sinh viên và một số cán bộ quản lý, tác giả thấy rằng ý thức của một bộ phận không nhỏ sinh viên là chưa tốt: lười học, khơng chủ động và tích cực trong học tập. Điều này một

phần cũng là do sinh viên chưa thích nghi được với phương pháp học tập ở đại học vốn yêu cầu tính chủ động và tự giác cao của người học. Bên cạnh đó, phương thức học theo tín chỉ nên vai trị của lớp theo niên chế giảm đi nhiều, mặc dù đơn vị quản lý vẫn quản lý theo lớp niên chế, có ban cán sự lớp, tuy nhiên vì sinh viên khơng học cùng nhau nhiều, khơng thường xuyên sinh hoạt lớp như theo phương thức niên chế,… nên sự gắn bó, tính tập thể của lớp giảm đi.

Ở một số ít mơn học, giảng viên chưa truyền được động lực cho sinh viên thơng qua việc giải thích ý nghĩa của mơn học (thơng qua ứng dụng, qua quan hệ với các mơn khác trong chương trình đào tạo,…), chưa tạo được niềm tin cho sinh viên trong việc xác định động cơ học tập. Ngồi ra, cịn có những lý do khác như: cơng tác quản lý từ phía Khoa/Trường, điều kiện thực hành, thực tập, phòng máy còn hạn chế, sinh viên đi làm thêm, hiệu quả giảng dạy bằng Tiếng Anh ...

Có thể khẳng định, cố vấn học tập là vị trí có tuổi đời trẻ nhất trong các vị trí liên quan tới hoạt động giáo dục tại hệ thống giáo dục đại học. Ra đời cùng với hoạt động giáo dục tín chỉ, cố vấn học tập đã có những hoạt động cụ thể ghi dấu ấn trong trường đại học, tuy nhiên, thực tế đội ngũ này hiện nay đang hoạt động như thế nào? Tính hiệu quả của nó ra sao?

Đối tượng hướng tới trong hoạt động chuyên môn của cố vấn học tập là sinh viên, nên việc thực trạng hoạt động của họ khơng thể đứng ngồi nhu cầu của sinh viên. Theo quy định thì cố vấn học tập sẽ đảm trách nhiệm vụ cố vấn cho sinh viên trong các hoạt động từ học tập tới các hoạt động liên quan tới học tập trong nhà trường. Tuy vậy, trên thực tế sinh viên đang tìm đến ai khi họ có những vấn đề cần tư vấn. Nghiên cứu đưa ra 5 đối tượng mà sinh viên thường hay tìm đến khi cần trợ giúp, kết quả mà các em cung cấp cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng này, mặc dù tỷ lệ chênh lệch khơng lớn, nhưng nó cũng phản ánh phần nào thực trạng hoạt động của cố vấn học tập tại

trường. Như vậy, cố vấn học tập không phải là lựa chọn duy nhất mà sinh viên cần tư vấn cho các hoạt động của mình. Điều này xảy ra có thể do cố vấn học tập chưa thực sự hiệu quả đối với nhu cầu của các em.

69.8 86.3 85.2 68.4 81.9 0 20 40 60 80

100 Giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên bộ mơn Cố vấn học tập Trợ lý khoa Phịng/ban chức năng

Biểu đồ 2.4. Đối tượng sinh viên tìm đến khi cần trợ giúp

Ghi chú: Biểu đồ chỉ hiển thị giá trị “Có”.

Hiện nay, một cố vấn học tập đang hỗ trợ cho số lượng sinh viên với mức trung bình là gần 40 người trong đó người ít nhất là 24 và người nhiều nhất là 70. Đánh giá về tình trạng này, các giáo viên có suy nghĩ ra sao? Thực trạng này sẽ có ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động này trong trường đại học. Quan sát biểu đồ 2.5 thì tỷ lệ ý kiến tập trung ở mức “vừa đủ” là chiếm đa số (67,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ ý kiến cho rằng số lượng sinh viên mà họ phải hướng dẫn như vậy là “q nhiều” cũng khơng ít (30%). Có vẻ như, vấn đề vừa, đủ, hay nhiều về số sinh viên hướng dẫn là sự khác biệt về ý thức trách nhiệm. 30% 67.50% 2.50% Quá nhiều Vừa đủ Còn thiếu

Biểu đồ 2.5. Đánh giá về số lượng sinh viên/cố vấn học tập phải đảm nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)