Thực trạng thực hiện xây dựng chế độ chính sách đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 77 - 81)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trƣờng Đại học

2.4.5. Thực trạng thực hiện xây dựng chế độ chính sách đối với hoạt

động cố vấn học tập

Đãi ngộ là một trong những nội dung có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động của cố vấn học tập. Trong công tác quản lý, giải quyết các đãi ngộ hợp lý sẽ thúc đẩy người lao động làm việc và cống hiến tốt hơn. Trên thực tế, chính sách đãi ngộ mà cố vấn học tập đang được hưởng hiện nay chủ yếu tập trung ở hai nhóm: đãi ngộ bằng tiền mặt và đãi ngộ theo cách khấu trừ giờ giảng. Trong đó, phổ biến hơn là hình thức “trừ giờ giảng” (64,3%). Có lẽ do, cố vấn học tập hiện nay đều là giảng viên kiêm nhiệm. Nhóm cịn lại được nhận tiền mặt dao động từ mức 500 ngàn đến 1 triệu một tháng (21,4%) và “trên 2 triệu” (13,3%).

Cố vấn học tập nghĩ gì về cách áp dụng thù lao này? Nghiên cứu đưa ra 3 mức là “Không phù hợp”; “Phù hợp” và “Rất phù hợp” để khách thể đưa ra mức đánh giá cho đãi ngộ mà họ được hưởng trong hoạt động cố vấn học tập của mình.

Để tìm hiểu kỹ hơn về chế độ đãi ngộ đối với cố vấn học tập, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn một số cán bộ đang làm công tác cố vấn học tập tại khoa Công nghệ Thông tin với câu hỏi “Các chế độ đãi ngộ đối với cố vấn

học tập của nhà trường hiện nay theo các thầy/cơ đã phù hợp chưa? Thầy/Cơ có thể nêu các kiến nghị (nếu có)?”. Dưới đây là ý kiến của một cán bộ đã có 7 năm tham gia công tác này, cô cho rằng: “Chế độ đãi ngộ đối với cố vấn học tập hiện nay thực sự chưa có nhiều và chưa phù hợp lắm. Hàng năm, việc chỉ tính phụ cấp trách nhiệm tính bằng tiết quy chuẩn là 0.5 tiết/sinh viên/1 học kỳ là chưa tương xứng với thời gian phải thực hiện tư vấn cho sinh viên trong suốt q trình. Ngồi ra, các hình thức khen thưởng, động viên cố vấn học tập chưa có cũng khơng khuyến khích được chúng tơi làm việc”.

48.5 41.2 10.3 Chưa phù hợp Phù hợp Rất phù hợp

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của cố vấn học tập về đãi ngộ đối với bản thân

Quan sát biểu đồ 2.6 thì thấy sự chênh lệch giữa nhóm cho rằng mức độ đãi ngộ này là phù hợp và chưa phù hợp không lớn (51,5% - 48,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ 50/50 này cũng phản ánh phần nào tâm tư nguyện vọng của người lao động, mặt khác nó cũng cho thấy cách thức đãi ngộ như hiện nay chưa phù hợp với hoạt động cố vấn học tập trong trường.

Nắm bắt và giải quyết những khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý. Để hoạt động của cố vấn học tập đạt hiệu quả, nhà quản lý cần nắm được tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc từ trong cuộc sống và công việc của họ. Xuất phát từ các hoạt động cơ bản của cố vấn học tập, nghiên cứu quan tâm tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải trong các lĩnh vực như cơ

sở vật chất; trình độ chun mơn của bản thân; chính sách đãi ngộ; cơng tác phân công, tuyển chọn; công tác phối hợp và hỗ trợ của cơ quan và phịng ban khác và các cơng cụ hỗ trợ” tương ứng với 6 mệnh đề. Có 3 mức độ đánh giá là “Không đúng”; “Nửa đúng nửa không đúng” và “Đúng” tương ứng với “Khơng có khó khăn”; “Nửa có khó khăn, nửa khơng có khó khăn” và “Có khó khăn”. Kết quả từ khảo sát thực tiễn cho thấy:

Bảng 2.6. Khó khăn của cố vấn học tập trong hoạt động tư vấn học tập

Những khó khăn ĐTB Ý kiến đánh giá (%) Không đúng Nửa đúng, nửa không đúng Đúng

Những khó khăn về cơ sở vật chất cho

hoạt động của cố vấn học tập 1,91 31,5 46,3 22,2 Những khó khăn về trình độ chun

mơn của cố vấn học tập 2,21 9,3 60,2 30,6

Những khó khăn về chế độ đãi ngộ với

cố vấn học tập 2,36 4,6 54,6 40,7

Những khó khăn từ cơng tác tuyển chọn và phân công công việc cho cố vấn học tập

2,15 11,1 63,0 25,9 Những khó khăn về các cơng cụ hỗ trợ

(liên lạc, tham vấn…) 2,09 17,6 55,6 26,9

Những khó khăn về cơng tác hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan, phòng, ban khác

2,19 4,6 71,3 24,1

Nhận thấy rõ nhất là cố vấn học tập gặp khó khăn ở cả 6 lĩnh vực nghiên cứu đưa ra với những mức độ khác nhau. Ý kiến đánh giá tập trung nhiều ở mức “nửa đúng, nửa không đúng” ở tất cả các nội dung thấp nhất là 46,3% và cao nhất là 71,3% (Xem bảng 2.6). Với cách hiểu, điểm càng cao thì khó khăn

càng nhiều, số liệu khảo sát báo cáo tình trạng khó khăn của cố vấn học tập cao nhất là nội dung liên quan tới công tác đãi ngộ (Điểm trung bình = 2,36/3). Với kết quả này, nhà quản lý cần có những tác động thay đổi cách thức trả công lao động hiện nay. Những khó khăn về cơ sở vật chất ít nhất (Điểm trung bình = 1,91/3).

Để có thể quản lý hiệu quả hoạt động cố vấn học tập, cần có những thay đổi. Dưới đây là những thay đổi cần có trong các nội dung hoạt động mà cố vấn học tập đưa ra: 27.2 35.6 6.5 15.3 19.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5

Biểu đồ 2.7. Thay đổi về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập

Ghi chú:

1. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ

2. Thường xuyên mở các khóa đào tạo về nghiệp vụ cố vấn học tập. 3. Thay đổi hình thức tuyển chọn vị trí cố vấn học tập

4. Thay đổi và qui định mức đãi ngộ.

5. Có mơi trường làm việc thuận lợi cho các hoạt động cố vấn học tập diễn ra.

Từ nhu cầu thực tế, các mong muốn hỗ trợ của các chính sách cụ thể là: Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cố vấn học tập được xem là sẽ mang lại hiệu quả nhất trong nhóm 5 nội dung (35,6%). Tiếp theo, bản thân cố vấn học tập thường xuyên trau dồi để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân (27,2%). Tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cũng sẽ mang lại hiệu

quả cho hoạt động của cố vấn học tập (19,9%). Hai nội dung cịn lại khơng có nhiều ý kiến lựa chọn, tuy nhiên cũng vẫn phản ánh thực tế là cần có thay đổi để hỗ trợ thêm hiệu quả cho hoạt động cố vấn học tập hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 77 - 81)