Vai trò và quyền hạn của cố vấn học tập trong đào tạo theo học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 30 - 33)

1.3. Hoạt động cố vấn học tập trong trƣờng đại học

1.3.2. Vai trò và quyền hạn của cố vấn học tập trong đào tạo theo học

chế tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo tiên tiến nhất trên thế giới, không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường nên cho phép người học chủ động hơn, vẫn đánh giá kết quả giám sát thực tế và trình độ người học hơn, học chế tín chỉ trong dạy và học theo lối kinh viện. Vai trò của người thầy trong đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ nặng nề hơn vừa giảng dạy vừa cố vấn cho quá trình học tập.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự thì những yêu cầu “cần” và “đủ” đối với các cố vấn học tập như sau:

Thứ nhất, cố vấn học tập phải là người nắm rõ nhất bản chất của quá trình dạy học và quy trình đào tạo của đơn vị cơng tác, từ số lượng, nội dung các mơn học trong mỗi kì, việc đăng ký các mơn học ra sao cho đến số lượng tín chỉ người học phải tích lũy được, nội dung và hình thức thực hành, thực tế…

Thứ hai, cố vấn học tập phải làm sao hiểu được người học và giúp người học hiểu được chính mình: hiểu được những gì người học cần trong q trình học tập và những gì người học có thể tự làm được để từ đó tư vấn, hướng dẫn, giúp các em nhận ra đúng thiên hướng và trình độ học lực của mình, đăng ký vào đúng lớp mình có thể học và cần phải học.

Thứ ba, cố vấn học tập phải thực sự là những người có đạo đức, tâm huyết với nghề. Có như vậy thì họ mới có đủ sự kiên trì, nhẫn nại để theo sát tâm tư, nguyện vọng của từng sinh viên, cùng với các em tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Thứ tư, cố vấn học tập phải được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, vi tính và kĩ năng giao tiếp, làm việc với sinh viên. Khơng chỉ cần có Tâm, bản thân các cố vấn học tập cũng phải thực sự là những người bạn thực sự với chính người

học. Họ phải nắm được tâm - sinh lý của các em, có phương pháp và nghệ thuật giao tiếp cởi mở, thân thiện. Có thế, họ mới thực sự “hòa” nhập vào thế giới sinh viên, giúp sinh viên tin tưởng và từ đó có thể sẻ chia mọi khó khăn, giải đáp những thắc mắc (thậm chí là những trăn trở rất khó nói) mà các em gặp phải trong q trình học tập và nghiên cứu.

Thứ năm, để cố vấn học tập phát huy tốt nhất vai trị của mình, bên cạnh chú trọng chất lượng đội ngũ này, chúng ta cần phải đảm bảo đủ về mặt số lượng để có thể phục vụ tốt nhu cầu của tất cả sinh viên, khắc phục tình trạng chỉ tập trung chú ý vào hai loại đối tượng sinh viên như nhiều trường hiện nay: sinh viên học tập xuất sắc cần bồi dưỡng tài năng và sinh viên gặp nhiều khó khăn [8].

Cố vấn học tập có quyền hạn trong một số các cơng tác sau:

- Đề nghị hội đồng khen thưởng, kỷ luật của trường biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, kiến nghị xử lý kỷ luật sinh viên theo quy chế sinh viên.

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cố vấn học tập. Được cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện cho việc tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh viên cho cố vấn học tập.

- Yêu cầu các phòng quản lý sinh viên trong trường cung cấp thông tin về kết quả học tập của sinh viên do mình được phân cơng phụ trách, cung cấp thông tin cá nhân của sinh viên trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác quản lý sinh viên.

- Chủ động, sáng tạo trong công tác tư vấn, hướng dẫn và quản lý sinh viên nhằm tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Quy định cụ thể về chức danh, thành phần, nhiệm vụ của cố vấn học tập ở các trường đại học phong phú, đa dạng với nhiều chức danh và nhiệm vụ khác nhau.

- Cố vấn học tập (academic adviser): thường tư vấn cho sinh viên về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của sinh viên, tư vấn cho sinh viên khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học, học sau đại học…

- Người tư vấn hướng nghiệp (career adviser): giúp sinh viên tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp và việc học tập tiếp theo, hướng chuyên ngành hẹp sau đại học, yêu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề.

- Cố vấn hoạt động ngoại khóa (extracurricular adviser): thường tư vấn cho nhóm sinh viên,… đặc biệt cho các tân sinh viên thông qua các buổi giới thiệu hướng dẫn cho tân sinh viên vào tuần đầu tiên khi sinh viên nhập học.

- Cố vấn có kinh nghiệm (Mentor): một người có nhiều kinh nghiệm hơn tư vấn, giúp đỡ cho người ít kinh nghiệm hơn nhằm nâng đỡ về mặt tâm lý, giúp đỡ trực tiếp để phát triển chun mơn, nghề nghiệp và đóng vai làm mẫu. - Trợ giảng (Tutor/Teaching assistant): Học viên cao học hay nghiên cứu sinh, những người đang làm phụ tá hay hỗ trợ các giáo sư trong nghiên cứu khoa học.

- Người đơn đốc học tập (Promotor): có nhiệm vụ theo dõi q trình học tập của sinh viên, đôn đốc sinh viên đẩy nhanh tiến độ học tập theo kế hoạch định ra và tư vấn giúp họ tháo gỡ một số vướng mắc có thể gặp trong quá trình học tập.

- Trợ lý giáo vụ, trợ lý khoa/bộ mơn (Academic assistant, faculty assistant): có nhiều kinh nghiệm về cách thức tổ chức lớp học, hình thức học tập và kiểm tra đánh giá ở đại học, danh mục các môn học, các thông tin chung cho sinh viên, biết cách phối hợp tốt với các phòng ban của trường, thường có thể tiếp sinh viên vào bất kỳ lúc nào trong giờ hành chính.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp/nhóm (Dozent-in-charge hay teacher-in- charge): được phân cơng theo dõi hoạt động học tập của nhóm sinh viên và

gặp gỡ định kỳ nhóm sinh viên này, tư vấn cho họ về việc học chuyên môn cũng như học ngoại ngữ, các vấn đề có liên quan đến học tập.

Ở Việt Nam, hoạt động cố vấn học tập hiện nay đang thực hiện chủ yếu dưới chức danh tư vấn học tập cho sinh viên. Thường là do các giảng viên thực hiện, họ tư vấn cho sinh viên về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của sinh viên, tư vấn cho sinh viên khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vào giai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học, học sau đại học… và cũng đôn đốc sinh viên học tập.

Cố vấn học tập là đại diện cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn trong việc hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu xã hội. Họ định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động trong quá trình học tập của sinh viên đồng thời là một chuyên gia hướng nghiệp cho sinh viên cũng như đồng hành cùng sinh viên trong việc tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới từ gia đình vào mơi trường xã hội và trường đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)