Có thể nói, nhìn chung thơng qua các khảo sát và phỏng vấn sâu được thể hiện qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng nhìn chung cơng tác quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Dưới đây là những đánh giá chung nhất về những mặt mạnh, cũng như các điểm yếu cịn tồn tại trong cơng tác quản lý cố vấn học tập:
2.5.1. Những mặt mạnh trong quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong những năm qua, Trường Đại học Công nghệ đã có những bước phát triển nhanh chóng, uy tín và vị thế của nhà trường ngày càng nâng cao, chất lượng đào tạo của Nhà trường được giữ vững, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay luôn ở mức cao, sinh viên được Nhà tuyển dụng đánh giá tốt. Có được kết quả đó là do Nhà trường đã có những chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng của đất nước, trong đó phải kể đến sự đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ cố vấn học tập nói riêng, cơng tác quản lý hoạt động cố vấn học tập của Nhà trường nói chung. Trong q trình quản lý hoạt động cố vấn học tập, Nhà trường đã từng bước áp dụng các yếu tố tiên tiến trong quản trị đại học do vậy công tác này đã đạt được một số yếu tố tích cực sau:
- Nhà trường luôn đảm bảo đủ số lượng cố vấn học tập, mơ hình hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập tương ứng với quy mô sinh viên trong trường, đồng thời ln có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn kế cận nhân lực cố vấn học tập. Các sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hàng năm
được giữ lại trường và gửi đi đào tạo tại các nước tiên tiến để tạo nguồn cán bộ giảng dạy, cố vấn học tập.
- Nhà trường lựa chọn cố vấn học tập với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phù hợp với các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc gia Hà Nội về nguồn lực cố vấn học tập. Các yêu cầu về cố vấn học tập được thể hiện tại văn bản hướng dẫn số 257/HD-ĐT ngày 19/7/2013 về việc Thực hiện nhiệm vụ Cố vấn học tập tại Trường Đại học Cơng nghệ, qua đó Nhà trường có được đội ngũ cố vấn học tập đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy và học tập của sinh viên.
- Là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên Nhà trường được “thừa hưởng” các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Các chương trình này đã được cải tiến liên tục theo hướng tiếp cận quản trị đại học, tiếp cận xu thế tiên tiến trong đào tạo tín chỉ do các chuyên gia trong và ngoài nước thiết kế. Các chương trình đào tạo được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung thiết kế phong phú, đa dạng từ các hội thảo nhằm nâng cao kiến thức chun mơn, tới các chương trình học về nghiệp vụ sư phạm, về tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham vấn, tư vấn….Mặt khác, như đã phân tích ở trên, 80% cán bộ trong đội ngũ cố vấn học tập của Nhà trường được đào tạo tại các nước tiên tiến, do vậy các cố vấn học tập thường xuyên đăng ký tham gia được các chương trình bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ tại nước ngồi với nguồn kinh phí được tài trợ.
- Hàng năm Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Công nghệ được phân công làm nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi của người học về công tác cố vấn học tập. Ngoài ra năm 2015 trong chương trình “Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với đại biểu sinh viên”, Nhà trường đã chọn chủ đề “Chất lượng và hiệu quả của công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ” để nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi của sinh viên về cơng tác này,
qua đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cố vấn học tập.
- Như đã nói ở trên, tính tới nay Nhà trường đã ban hành 02 văn bản liên quan tới hoạt động cố vấn học tập, trong các văn bản này quy định rõ về chế độ của cố vấn học tập được hưởng khi tham gia công tác cố vấn học tập, ngoài chế độ tiền lương, cố vấn học tập còn được quy đổi giờ tham gia cố vấn học tập để bù trừ vào định mức giờ giảng dạy, giờ nghiên cứu khoa học…điều này kích thích được cán bộ khi tham gia hoạt động cố vấn học tập.
2.5.2. Những mặt yếu trong quản lý hoạt động cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bên cạnh các thành tích đã đạt được, cơng tác quản lý hoạt động cố vấn học tập tại trường còn bộc lộ những mặt hạn chế sau:
- Vấn đề xây dựng kế hoạch hoạt động cố vấn học tập: Mặc dù hiện nay trên thực tế, dù Nhà trường đã có các văn bản về kế hoạch chiến lược phát triển nhưng lại chưa có bất cứ một văn bản nào liên quan tới việc lập kế hoạch hoạt động, chỉ đạo đội ngũ cố vấn học tập thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển kể trên. Công tác tổ chức quản lý hoạt động cố vấn học tập hoàn toàn mới, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vừa nghiên cứu, vừa triển khai nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót.
- Mặc dù chất lượng về chuyên môn của đội ngũ cố vấn học tập ở mức cao, nhưng việc tổ chức thực hiện hoạt động cố vấn học tập thực sự hiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn lực của đội ngũ nói trên của Nhà trường cịn có những điểm hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được các điểm mạnh vốn có nói trên.
- Dù đã triển khai lấy ý kiến đánh giá về hoạt động cố vấn học tập hàng năm, tuy nhiên việc xử lý các thông tin nhận được cịn chậm. Ngồi ra, dù Nhà trường có tiêu chí đánh giá giảng viên (được thể hiện trong mẫu Tự đánh giá của giảng viên hàng năm) nhưng chưa phân tách riêng hoạt động cố vấn học
tập, các tiêu chí đánh giá mới chỉ chú trọng đến số lượng (bao nhiêu tiết giảng dạy, bao nhiêu tiết nghiên cứu khoa học…) mà chưa chú trọng đến chất lượng công việc. Điều này dẫn đến kết quả đánh giá mang tính “cào bằng” (98% giảng viên đạt loại A hàng năm) nên chưa có tính khuyến khích động viên đối với giảng viên nói chung, cố vấn học tập nói riêng.
- Mặc dù đã có 02 văn bản quy định về hoạt động cố vấn học tập, trong đó có quy định về chính sách đối với cố vấn học tập, tuy nhiên, đãi ngộ dành cho công tác cố vấn học tập với phụ cấp trách nhiệm tính bằng tiết quy chuẩn là 0.5 tiết/sinh viên/1 học kỳ là chưa xứng đáng, chưa khích lệ được giảng viên tham gia nhiệt tình trong cơng tác cố vấn học tập.