2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trƣờng Đại học Công nghệ
2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội ra đời dựa trên mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta xác định trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII), ngày 14/01/1993 với nhiệm vụ đóng vai trị nịng cốt cho giáo dục đại học của Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/9/1994, sau đó là các Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg và số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/03/2014 thay thế. Tiền thân ban đầu là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (tách khỏi cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000) và trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
Dựa trên chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, “phù hợp với yêu cầu
phát triển của đất nước và xu hướng phát triển giáo dục đại học của khu vực và thế giới”, thơng qua q trình xây dựng và phát triển 25 năm kể từ ngày
Chính phủ ban hành Nghị định đầu tiên về Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay có 34 đơn vị với 4 072 cán bộ, viên chức và người lao động bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN và 33 đơn vị thành viên, trực thuộc, trong đó có 07 Trường đại học thành viên; 07 Viện nghiên cứu khoa học thành viên, trực thuộc; 05 Khoa trực thuộc; 09 Trung tâm đào tạo, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; 04 đơn vị dịch vụ, phục vụ trực thuộc và các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ngày 26/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, Đại học Quốc gia là tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Đại học Quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại học Quốc gia được đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ cấu tổ chức đặc biệt gồm 3 cấp đơn vị quản lý hành chính:
- Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy.
- Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên là các đơn vị đào tạo. Các khoa, trung tâm nghiên cứu, các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu trực thuộc trường.
2.1.2. Sơ lược quá trình phát triển của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng
Cơ học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với hai nhiệm vụ chính được ghi trong quyết định thành lập “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại
học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội” [4]. Tiền thân của trường là các Khoa Công nghệ Thông tin (thành lập
năm 1995) và Điện tử Viễn thông (thành lập năm 1996) thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập Trường Đại học Công nghệ là GS. Nguyễn Văn Hiệu.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Công nghệ không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu “Trở thành một trường đại
học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong cả nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ” với khẩu hiệu hành
động “Sáng tạo - Tiên phong - Chất lƣợng cao”. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Cơng nghệ đã có những bước tiến vững chắc, từng bước phát triển về quy mô, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học-công nghệ, hợp tác quốc tế, đội ngũ cán bộ,…
Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Công nghệ nhiệm kỳ 2009-2014 khẳng định mục tiêu xây dựng trường đến năm 2020 là “Xây dựng Trường Đại học
Công nghệ theo định hướng đại học nghiên cứu có vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam”. Nhà trường xác định phát triển với định
hướng tập trung các hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo hướng các ngành công nghệ mũi nhọn thuộc bốn lĩnh vực là Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Công nghệ điện tử và tự động hóa; Khoa học và cơng nghệ vật liệu nano; Công nghệ sinh học tiên tiến; Tập trung vào đào tạo các loại hình đào tạo chất lượng cao. Điểm đặc trưng của Nhà trường được Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao là mơ hình hợp tác liên kết giữa trường đại học và viện nghiên cứu, cũng
như khoa phối thuộc.
Chính sách cán bộ tạo nguồn tiếp tục được thực hiện và được cụ thể hóa thành quy định và được ban hành năm 2011. Với chủ trương phát triển nói trên, nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu của trường được quan tâm phát triển theo mơ hình mở, từ nhiều nguồn khác nhau. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học được tích hợp và ln được quan tâm thúc đẩy sự phát triển. Hoạt động khoa học cơng nghệ có nhiệm vụ chính là khai thác có hiệu quả tiềm lực khoa học công nghệ với cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư, phát triển; các sản phẩm nghiên cứu với mục tiêu tập trung hướng tới có hàm lượng, chất lượng khoa học cơng nghệ cao được xã hội thừa nhận, có khả năng thương mại hóa và nâng cao chỉ số bài báo công bố quốc tế; tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học cơng nghệ.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, những ngày đầu thành lập trường có 4 khoa đào tạo (Công nghệ Thông tin, Điện tử Viễn thông, Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa) với 4 ngành, 6 chương trình đào tạo bậc đại học và 3 ngành (3 chuyên ngành) đào tạo thạc sĩ cùng 2 ngành (3 chuyên ngành) đào tạo tiến sĩ bậc sau đại học; 4 trung tâm trực thuộc (Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Phần mềm, Trung tâm Sinh học phân tử và Trung tâm Máy tính. Tới nay, sau 15 năm thành lập Trường Đại học Công nghệ đã phát triển vượt bậc với 5 khoa đào tạo (Công nghệ Thông tin, Điện tử Viễn thông, Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Cơng nghệ Nơng nghiệp); 2 viện (Viện Công nghệ Hàng không - Vũ trụ, Viện Tiên tiến về kỹ thuật & Công nghệ); 1 Bộ môn (Công nghệ Xây dựng - Giao thông) cùng với đó là 14 ngành, 22 chương trình đào tạo bậc đại học và 9 ngành (11 chuyên ngành) đào tạo thạc sĩ cùng 7 ngành (8 chuyên ngành) đào tạo tiến sĩ bậc sau đại học.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Công nghệ gồm:
* Đảng ủy: 9 thành viên
* Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, 3 Phó Hiệu trưởng * Hội đồng Khoa học và Đào tạo: 26 thành viên
* Các đơn vị đào tạo trực thuộc - Khoa Công nghệ Thông tin - Khoa Điện tử Viễn thông
- Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano - Khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hố - Khoa Cơng nghệ Nơng nghiệp
- Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ
- Bộ môn Công nghệ Xây dựng - Giao thông * Đơn vị nghiên cứu & Triển khai
- Viện Tiên tiến về Kỹ thuật và Cơng nghệ
- Phịng thí nghiệm Trọng điểm Hệ thống tích hợp thơng minh - Phịng thí nghiệm Trọng điểm Cơng nghệ Micro & Nano - Trung tâm Nghiên cứu Điện tử - Viễn thông
- Trung tâm Cơng nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường * Đơn vị chức năng
- Phòng Đào tạo
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Phịng Cơng tác Sinh viên - Phịng Hành chính - Quản trị - Phịng Kế hoạch Tài chính
- Phịng Khoa học Cơng nghệ & Hợp tác phát triển - Phòng Thanh tra & Pháp chế
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng - Trung tâm Máy tính
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghệ
Nguồn: Website https://uet.vnu.edu.vn/
PTN trọng điểm CN Micro & Nano Hội đồng cố vấn Quốc tế 9 đơn vị chức năng 7 Khoa/Viện/Bộ môn trực thuộc
Ban giám hiệu Đảng uỷ Cơng đồn,
Đoàn TN, HSV
Hội đồng Khoa học & Đào tạo
Khoa Công nghệ Thông tin
4 đơn vị nghiên cứu & triển khai
PTN trọng điểm Hệ thống tích hợp thơng minh P. Đào tạo P. Tổ chức Cán bộ P. Cơng tác Sinh viên P. Hành chính Quản trị P. Khoa học Công nghệ & Hợp tác phát triển P. Kế hoạch Tài chính P. Thanh tra &
Pháp chế TT Đảm bảo chất lượng TT Máy tính Khoa Điện tử Viễn thông Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nanô
Khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa
Viện Cơng nghệ Hàng khơng Vũ trụ
Viện Tiên tiến về kỹ thuật & Công nghệ Bộ môn Công nghệ
Xây dựng - Giao thông
TT Nghiên cứu Điện tử Viễn thơng
Trung tâm Cơng nghệ tích hợp liên
ngành Giám sát hiện trường
Hiện nay, tổng số cán bộ của Trường Đại học Cơng nghệ (tính đến tháng 12/2018) là 247 người, trong đó tổng số giảng viên cơ hữu là 158 người (gồm 03 giáo sư, 31 phó giáo sư, 74 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 26 thạc sĩ); tổng số chuyên viên và nhân viên là 78 người. Tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư đạt 21,5%/tổng giảng viên; tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ đạt 70%; tỷ lệ giảng viên/sinh viên chính quy đạt 1/20.
2.1.4. Hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Cơng nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.4.1. Hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội
Kể từ khi thành lập cho tới ngày nay, trong quá trình phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Những năm đầu với việc kế thừa việc tổ chức đào tạo của các Trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện việc đào tạo theo học chế niên chế, trong đó có giai đoạn sinh viên học tập 2 năm đầu đại học đại cương, sau đó tổ chức thi giai đoạn và tổ chức học 2 năm tiếp theo chuyên ngành. Tới năm 2005, với chủ trương đổi mới hình thức đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu từng bước áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Từ những năm 2005 - 2006 chuẩn bị cho đào tạo theo tín chỉ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các đơn vị thành viên đã cử nhiều đồn cơng tác khảo sát học tập kinh nghiệm đào tạo tín chỉ ở các trường đại học trong và ngồi nước; đồng thời xây dựng và ban hành các văn bản quan trọng và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị thành viên như các Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 3413/ĐT ngày 10/9/2007, số 3079/ĐT ngày 26/10/2010, số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014); Hướng dẫn xây dựng mã số mơn học và mã số sinh viên theo tín
chỉ trong tồn Đại học Quốc gia Hà Nội... và các quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo phương thức đào tạo tín chỉ.
Trong việc thực hiện và triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ này, các đơn vị đào tạo thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo, đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để quán triệt và hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng về nhiệm vụ này; Xây dựng lộ trình và các giải pháp cụ thể của đơn vị để triển khai đào tạo theo tín chỉ. Cho đến nay việc triển khai đào tạo theo phương thức tín chỉ đã được áp dụng tồn diện trong tồn Đại học Quốc gia Hà Nội ở cả bậc đại học và sau đại học.
2.1.4.2. Hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ bắt đầu triển khai các bước tiến hành chuyển đổi từ mơ hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ngay từ năm 2006. Nhà trường từng bước xây dựng các chương trình đào tạo, học liệu, giáo trình, bài giảng theo module để có thể tiến hành áp dụng học chế tín chỉ ngay từ năm học 2007-2008, khóa học đầu tiên triển khai mơ hình đào tạo theo tín chỉ.
Sau những bước đi đầu tiên, việc triển khai áp dụng toàn diện phương
thức đào tạo tín chỉ thay thế đào tạo niên chế được thực hiện bắt đầu từ năm
2009 cho tới nay. Nhà trường tổ chức thực hiện và phát triển các chương trình đào tạo một cách hiệu quả, chất lượng đào tạo được nâng cao, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi luôn đạt trên 96%, trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn đạt trung bình 65%. Cơng tác quảng bá tuyển sinh được nâng cao chất lượng thông qua các giải pháp tổ chức các gian hàng giới thiệu tại Ngày hội tuyển sinh, qua các hệ thống đa phương tiện như báo điện tử, facebook, tư vấn tuyển sinh trực tiếp qua điện thoại, email hay các buổi làm việc trực tiếp tại các trường trung học phổ thơng. Chính vì vậy, điểm chuẩn tuyển sinh đại
học của nhà trường ln nằm trong nhóm các trường dẫn đầu của cả nước. Hàng năm, nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế.
Hiện nay, quy mơ đào tạo đại học chính quy của nhà trường khoảng gần 4.000 sinh viên, trong đó chương trình đào tạo chuẩn là 3.078 (chiếm khoảng 77% tổng số sinh viên đại học chính quy), chương trình đào tạo chất lượng cao, chuẩn quốc tế khoảng hơn 800 (chiếm 21% tổng số sinh viên đại học