Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 45 - 50)

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập

1.5.2. Yếu tố khách quan

Khó khăn lớn nhất có lẽ là về thời gian và khó khăn thứ hai là những quy định của Nhà trường về chương trình đào tạo, hoạt động cố vấn học tập… vẫn chưa cụ thể, vẫn còn trong giai đoạn sửa đổi và thay đổi nhiều làm cố vấn học

tập không nắm bắt kịp để phổ biến cho sinh viên. Tiêu chuẩn của một cố vấn học tập phải là một người có ít nhất ba năm kinh nghiệm giảng dạy để giúp đỡ sinh viên và phải nắm vững được chương trình đào tạo, quy trình đào tạo.

Ngoài ra, cố vấn học tập cịn phải có quỹ thời gian để tham gia hoạt động cùng với sinh viên. Đào tạo theo tín chỉ, việc triển khai hoạt động cố vấn học tập thiếu tính đồng bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn, như chưa tổ chức thường xuyên sinh hoạt định kỳ đối với các lớp sinh viên, việc sinh hoạt định kỳ chưa có nội dung phong phú, các tiếp xúc tư vấn nhiều khi mang tính tự phát trực tiếp hoặc qua trao đổi qua điện thoại nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh những cố vấn học tập “lăn lộn” với sinh viên, giải quyết rất nhiều việc trong quá trình học tập của sinh viên, thường xuyên phản ánh lại thực tế để cố vấn lại với nhà trường trong việc quản lý và điều hành chương trình đào tạo, thì một bộ phận khơng nhỏ cố vấn học tập đã khơng làm tốt được vai trị của mình. Cơng tác cố vấn học tập là cơng tác kiêm nhiệm nên hầu hết các cán bộ đều rất bận rộn và dành thời gian cho sinh viên chủ yếu cho những việc mang tính bắt buộc nhiều hơn như: hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, duyệt kế hoạch học tập….

Cố vấn học tập cũng là các giảng viên bộ mơn, để có thể hoạt động tốt họ cần có được sự hỗ trợ từ các văn phịng khác để đảm bảo sinh viên có các thông tin cần thiết nhằm đưa ra quyết định tốt. Xây dựng mạng lưới những người có kỹ năng, thạo việc, những người này cung cấp các thông tin tốt và kịp thời.

Bản thân cố vấn học tập cũng nên thường xun chia sẻ cơng việc của mình với đồng nghiệp để nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân.

Việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt động cố vấn học tập cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả cố vấn. Hiện nay, các cố vấn

học tập đang tận dụng nơi làm việc của mình để làm việc với sinh viên sẽ gặp phải những bất tiện không nhỏ.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì những yếu tố dưới đây cũng cần những nhà quản lý quan tâm làm rõ.

Một là, yếu tố điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội. Bối cảnh kinh tế, văn

hóa, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục nói chung và cơng tác quản lý nói riêng. Các vấn đề này bao gồm cả sự phát triển và sự bất ổn tác động trực tiếp đến các chính sách nhân sự của nhà trường. Môi trường xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, sự bùng nổ về công nghệ, về thông tin tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, sinh viên sẽ bị ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì thế, thực tế đặt ra cho các nhà quản lý trường học nói chung, các cố vấn học tập nói riêng những thách thức khơng nhỏ. Sự buông lỏng quản lý từ gia đình, sự thiếu rèn luyện phấn đấu của sinh viên sẽ đẩy khơng ít các em rơi vào những “cạm bẫy” từ mặt tối của phát triển xã hội. Các vấn đề của sinh viên liên quan tới sự phát triển về tâm, sinh lý lứa tuổi cũng trở thành một thách thức đối với các cố vấn học tập.

Hai là, mặc dù, cố vấn học tập hoạt động theo một số văn bản ban hành,

tuy nhiên những chỉ thị, nghị quyết, văn bản này cần cụ thể và rõ ràng hơn nhằm khẳng định vững chắc hơn vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cố vấn học tập. Trên cơ sở này, các nhà quản lý cũng đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Ba là, bên cạnh việc chủ động hoạt động độc lập, thì các cố vấn học tập

cũng cần có sự kết hợp với các lực lượng giáo dục khác nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác hỗ trợ sinh viên. Đó là q trình trao đổi, phản hồi các thơng tin nhiều chiều: từ phía cố vấn học tập với sinh viên, từ cố vấn học tập với các phòng, ban trong trường và ngược lại. Thông qua các kênh thông tin này, giảng viên bộ môn để nắm vững hơn thơng tin về tập thể lớp mình cố vấn, kết

hợp với giảng viên bộ mơn để theo dõi tồn diện sinh viên, đồng thời cố vấn học tập cũng giúp giảng viên bộ mơn có thêm thơng tin về những sinh viên cùng thống nhất với nhau phương pháp bồi dưỡng giúp đỡ sinh viên để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Bốn là, như đã trình bày ở phần trên, cố vấn học tập hầu hết là đang

kiêm nhiệm, vậy nên chế độ chính sách họ được hưởng cũng chỉ ở dạng phụ cấp, hỗ trợ. Vừa phải giảng dạy, lại thêm công tác cố vấn học tập sẽ là một thách thức đối với việc sắp xếp quỹ thời gian hợp lý để họ rèn luyện, đầu tư nâng cao hiệu quả của công tác này. Bởi vậy, để công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập mang lại kết quả cao thì phải gắn liền với các chính sách hợp lý, tạo động lực phát triển cho đội ngũ này. Tóm lại, để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất trong quá trình quản lý nhà quản lý cần phải vận dụng, kết hợp các nhân tố cả chủ quan và khách quan.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong bối cảnh khi hệ thống giáo dục đại học triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ thì cần khẳng định rằng cố vấn học tập có vai trị rất quan trọng. Hiệu quả hoạt động của đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Cố vấn học tập được xem như một “mắt xích” kết nối sinh viên với nhà trường. Đứng trước thực tế này, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập đòi hỏi các nhà quản lý cần phải chú trọng hơn bao giờ hết. Những tác động của các nhà quản lý đến hoạt động này sẽ là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả tư vấn cho sinh viên của cố vấn học tập.

Công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập cần bảo đảm các nội dung cụ thể như sau:

- Lập kế hoạch hoạt động cố vấn học tập; - Tổ chức thực hiện hoạt động cố vấn học tập; - Chỉ đạo thực hiện hoạt động cố vấn học tập; - Kiểm tra, đánh giá hoạt động cố vấn học tập;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động cố vấn học tập.

Những nội dung nêu trên làm cơ sở để phân tích thực trạng và đưa ra nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động cố vấn học tập, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này tại Trường Đại học Công nghệ.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)