Tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 101 - 123)

TT Nội dung Rất khả thi Khả thi Bình thƣờng Không khả thi Rất không khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác cố vấn học tập 24 (80%) 6 (20%) 0 0 0

2 Quy hoạch, tuyển chọn, phân công cố vấn học tập 8 (27%) 12 (40%) 10 (33%) 0 0 3 Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập 11 (37%) 7 (23%) 10 (33%) 2 (7%) 0 4

Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động cố vấn học tập 23 (77%) 7 (23%) 0 0 0 5

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cố vấn học tập 7 (23%) 14 (47%) 9 (30%) 0 0

Mức độ khả thi của các biện pháp, cũng như từng biện pháp được cán bộ quản lý và cố vấn học tập đánh giá dè dặt hơn mức độ cấp thiết. Điều này cũng dễ hiểu bởi các biện pháp đưa ra cần có sự kiểm chứng trong việc áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm đánh giá có sự e dè tập trung chủ yếu vào các biện pháp Quy hoạch, tuyển chọn, phân công cố vấn học tập; Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập và Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của cố vấn

học tập với tỷ lệ cho rằng bình thường (từ 30% trở lên) và đặc biệt ở biện pháp thứ 3 cịn có cán bộ đánh giá không khả thi với tỷ lệ 7%. Điều này cũng dễ nhận ra bởi ở mức độ cấp thiết, biện pháp này cũng tương đồng ở phản hồi của những người được khảo nghiệm.

0 5 10 15 20 25 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Rất khả thi Khả thi Bình thƣờng Khơng khả thi

Biểu đồ 3.2. Ý kiến về tính khả thi của các biện pháp

Ngược lại, nhìn vào biểu đồ 3.2 trên đây, các biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác cố vấn học tập và Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động cố vấn học tập được đánh giá cao cho thấy đây là những biện pháp mang tính quyết định tới việc nâng cao hiệu quả của việc quản lý hoạt động cố vấn học tập.

Thông qua kết kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể thấy được việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quản lý hoạt động cố vấn học tập vào thực tế theo đề xuất của luận văn là cần thiết và khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung chương này nêu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, cố vấn học tập và sinh viên để tìm ra và tiếp tục phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại yếu kém.

Để nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động cố vấn học tập thì cần có những giải pháp phù hợp và để có những giải pháp phù hợp thì các nhà quản lý cần xuất phát từ thực tiễn của hoạt động cố vấn học tập.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra liên quan tới nhiều hoạt động của một cố vấn học tập như: nâng cao năng lực chuyên môn, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm, chế độ đãi ngộ, sự phối hợp giữa các bộ phận, bảo đảm điều kiện làm việc… Tuy nhiên, cần một sự đồng bộ đối với các giải pháp này, sự đơn lẻ với từng giải pháp không thực sự mang lại hiệu quả cho những tác động từ hoạt động quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ bắt đầu từng bước triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2005 và áp dụng toàn diện từ năm 2009. Cùng với việc áp dụng đào tạo học chế tín chỉ là sự ra đời của việc quản lý hoạt động cố vấn học tập. Do đó, với đội ngũ cố vấn học tập còn khá non trẻ, việc xác định một trong những công tác quan trọng của nhà trường là quản lý hoạt động cố vấn học tập nhằm đáp ứng được nhu cầu của đào tạo kiểu mới. Luận văn này đã phần nào đi tìm hiểu thực trạng đội ngũ cố vấn học tập cùng với các vấn đề của quản lý hoạt động cố vấn học tập trong nhà trường, từ đó đưa ra những cái được, cái còn hạn chế để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập ngày càng hiệu quả hơn. Thông qua kết quả khảo sát thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu lý luận, tác giả đi tới một số kết luận:

1.1. Về kết quả lý luận

Đề tài đã làm rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý, cố vấn học tập, hoạt động cố vấn học tập; Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cố vấn học tập trong trường đại học… Hoạt động cố vấn học tập thể hiện được vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho sinh viên ở khía cạnh học tập và nghề nghiệp.

1.2. Về kết quả thực tiễn

Qua khảo sát và phân tích số liệu thu được từ thực tiễn, một số kết quả chính đạt được của đề tài như sau:

Cơng tác quản lý hoạt động cố vấn học tập chưa đạt hiệu quả mong muốn. Điều này được biểu hiện có khoảng 25% cho rằng mơ hình hoạt động của cố vấn học tập hiện nay “Chưa phù hợp”. Kết quả nhiều hoạt động của cố vấn học tập chưa được đánh giá cao qua đánh giá của sinh viên.

Trên cơ sở các kết quả nêu trên, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp để quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Trường Đại học Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác này. Các biện pháp này hướng đến tác động trực tiếp đến hoạt động cố vấn học tập như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra các biện pháp đối với nhà quản lý trong cơng tác hồn thiện các văn bản quy định về hoạt động cố vấn học tập; Tăng cường chức năng quản lý hoạt động cố vấn học tập; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của cố vấn học tập; Quản lý xây dựng các chính sách, điều kiện hỗ trợ hoạt động cố vấn học tập. Các biện pháp nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để tạo nên một hệ thống.

Tóm lại, đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Cơng nghệ nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, cần một đội ngũ cố vấn học tập giỏi về năng lực, chuyên môn và mạnh về số lượng. Công tác quản lý hoạt động của đội ngũ này có tác động quan trọng tới chất lượng của đội ngũ cố vấn học tập. Để có thể phát huy sức mạnh của đội ngũ cố vấn học tập hiện nay, việc củng cố và thúc đẩy sức mạnh của đội ngũ cố vấn học tập lại càng trở nên cấp thiết. Tư vấn và hỗ trợ sinh viên học tập tốt, hướng nghiệp thuận lợi cần có những cố vấn học tập lành nghề và tâm huyết. Nắm được tâm tư, nguyện vọng, năng lực của đội ngũ cố vấn học tập đòi hỏi nhà quản lý cần phải sâu sát hơn, thường xuyên hơn. Chú trọng việc xây dựng các biện pháp gắn với thực tiễn đúng với nhu cầu của người lao động sẽ góp phần thúc đẩy họ lao động và cống hiến đồng thời cũng là thước đo đánh giá sự thành công cho các nhà quản lý. Để hoạt động cố vấn học tập tốt, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra, cần sự kết hợp giữa nhà quản lý và đội ngũ những người làm công tác cố vấn học tập hiện nay ở cả trên hai lĩnh vực chính sách và thực tiễn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

- Xây dựng cơ chế đãi ngộ dành cho vị trí cố vấn học tập tại các trường đại học thành viên.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định liên quan tới việc tổ chức các hoạt động cố vấn học tập trong toàn hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Thực hiện khen thưởng đối với cố vấn học tập thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trong từng năm học.

2.2. Đối với Trường Đại học Công nghệ

- Đầu mỗi năm học cần có khảo sát, đánh giá nhu cầu của sinh viên để xác định những vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ.

- Có sự quản lý chặt chẽ, sát sao hơn hoạt động cố vấn học tập để có sự điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo sát sao các hoạt động cố vấn học tập.

- Xây dựng tài liệu, quy định, hướng dẫn hoạt động cố vấn học tập dành cho các giảng viên kiêm nhiệm nhiệm vụ này.

- Khen thưởng, động viên những cố vấn học tập hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có nhiều sáng kiến trong việc tư vấn, trợ giúp sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT

ngày 15/08/2007, về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng

hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25/5/2004, về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ. Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/01/2005, Nghị

quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất

bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các

trường đại học. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã

hội và Nhân văn số 28 (2012) tr 23 - 32.

8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2014), Cố vấn học tập trong đào tạo

tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam hiện nay - Yêu cầu, thực trạng và một số giải pháp. Hội thảo khoa học “Vai trò của Cố vấn học tập

trong đào tạo theo Học chế tín chỉ trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

9. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư

phạm, Hà Nội

kết quả học tập cho sinh viên năm thứ nhất của độ ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Hội thảo khoa học “Vai trò của

Cố vấn học tập trong đào tạo theo Học chế tín chỉ trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

11. Hồ Văn Liên (2008), Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Đại học Sư

phạm thành phố Hồ Chí Minh.

12. Luật Giáo dục sửa đổi (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Tùng Oanh (2013), Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Luận văn

thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

14. Lê Thị Thanh Thảo (2014), Hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học

Tiền Giang. Hội thảo khoa học “Vai trò của Cố vấn học tập trong đào tạo

theo Học chế tín chỉ trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

15. Dƣơng Văn Thắng (2017), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục.

16. Nguyễn Hoàng Thiện (2014), Thực trạng và một số biện pháp nâng cao

tính hiệu quả của cố vấn học tập trong việc giúp sinh viên tự học tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo khoa học “Vai

trò của Cố vấn học tập trong đào tạo theo Học chế tín chỉ trong các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

17. Lƣu Thị Thúy (2013), Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ.

18. Từ điển Tiếng Việt (2008), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

20. Trƣờng Đại học Công nghệ (2012) Quyết định số 589/QĐ-TCHC ngày 09/08/2012, Về việc ban hành Quy định chế độ làm việc của giảng viên Trường Đại học Công nghệ.

21. Trƣờng Đại học Công nghệ (2013) Hướng dẫn số 257/HD-ĐT ngày 19/07/2013, Về việc thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ.

22. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội.

23. Nguyễn Nhƣ Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

Tiếng Anh

24. David S Crockett (2001), The role of faculty in improving the quality of

student life and learning (retention). Iowa City IA ; Littleton, CO : Noel-

Levitz, 2001.

25. Brian Gillispie (2001), History of Academic Advising. A Chronology of

Academic Advising in America.

26. Virgina N.G., W.R.H., Thomas J. Grites and Associates (2008),

Academic Advising - A Comprehensive Handbook. A publication of

National Academic Advising Association.

27. Rivka Lazovsky và Aviva Shimoni Lazovsky (2007), The on - site Mentor of counseling Interns: Perceptions of Ideal Role and Actual Role Performance. Journal of Counseling & Development 85

28. Lairio, Marjatta, Nissilä, Pia (2002), Towards networking in counselling: a follow-up study of Finnish school counselling. British

Journal of Guidance and Counselling, Volume 30, Number 2, 1 May 2002, pp.

29. James Matee Muola (2013), Emerging need for academic advising in schools, colleges and university in Kenya. International Journal of Asian

Social Science, 2013.

30. Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình Dương. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

31. Davis, J. Shay; Cooper, Diane L. - Assessing advising style: student

perceptions of academic advisors.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Mẫu dành cho cán bộ)

Kính thưa Thầy/Cơ!

Chúng tơi đang tiến hành nghiên cứu về hoạt động của cố vấn học tập với mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Rất mong Q Thầy/Cơ vui lịng hỗ trợ với chúng tôi bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây Tất cả ý kiến của Thầy/Cô đều rất quan trọng và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

A. THƠNG TIN CÁ NHÂN (Khoanh trịn hoặc điền vào phương án thích hợp)

A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

A2. Tuổi:……….. A3. Trình độ học vấn:

1. Đại học 2. Sau đại học A4. Tình trạng hơn nhân

1. Chưa kết hôn 2. Đã kết hôn 3. Ly hơn A5. Mức sống của gia đình Thầy/Cơ hiện nay:

1. Nghèo 2. Trung bình 3. Khá giả 4. Giàu A6. Số năm công tác:

1. Từ 1 đến 2 năm 2. Từ 3 năm trở lên 3. Từ 5 năm trở lên. A7. Xin cho biết Thầy/Cô thuộc diện nào dưới đây (Đánh dấu x vào cột tương ứng

với hàng)

TT Tên gọi Đúng Không

đúng 1 Công chức 2 Viên chức 3 Hợp đồng dài hạn 4 Hợp đồng ngắn hạn 5 Hợp đồng tạo nguồn

B. VỀ CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN…

B1. Xin Thầy/Cơ cho biết, hiện nay mình đang làm gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp tại trường đại học công nghệ (Trang 101 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)