Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 34 - 37)

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động đào tạo nghề

1.5.1 Yếu tố chủ quan

- Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề của nhà trường.

Luật giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) các cơ sở giáo dục được tự chủ về chương trình, giáo trình đào tạo đối với các ngành nghề của nhà trường, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là những thách thức không nhỏ đối với các cơ

sở giáo dục trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là những cơ sở nhỏ và mới. Mỗi cơ sở dạy nghề cần tạo dựng riêng cho mình nét đặc trưng, nổi bật riêng và phải thực sự hiệu quả thì mới có thể tồn tại được. Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường cần theo hướng mềm hóa, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của cơng nghệ và thực tiễn sản xuất,kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo Module, đảm bảo liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới

- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo nghề

Với đặc thù là trường đào tạo nghề, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, khai thác triệt để nguồn đầu tư của các cá nhân tổ chức xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp. Nhà trường cần mở rộng các hình thức liên kết, đầu tư và song hành cùng doanh nghiệp trong công tác sản xuất và đào tạo để không những tăng cường chất lượng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mà còn giúp nhà trường chủ động hơn trong các hoạt động đầu tư cho đào tạo

Mặc dù, phần lớn trường có doanh nghiệp bên cạnh thì cơng việc này là khơng mấy khó khăn, tuy nhiên ngồi các hoạt động liên kết kể trên nhà trường cũng phải tăng cường thêm các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng của những người thầy cô giáo và thành công của các cuộc cải cách giáo dục ln phụ thuộc vào ý chí muốn thay đổi của người giáo viên. Ray Roy Singh (Ấn Độ) khẳng định rằng “Khơng có một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những

giáo viên làm việc cho nó” ở đâu có người thầy giỏi thì ở đó có những người trị

giỏi. Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định, tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo; là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm cho các học viên trên cơ sở các thiết bị dạy học.

Đào tạo nghề có những nét đặc trưng khác biệt so với các cấp đào tạo khác trong hệ thống giáo dục, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, yêu cầu kỹ thuật cao, thường xuyên phải cập nhập kiến thức, kỹ năng nghề để phù hợp với tiến bộ KHKT,

học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hóa, độ tuổi khác nhau. Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng đa dạng với nhiều trình độ khác nhau.

+ Chia theo các mơn học trong đào tạo nghề có giáo viên dạy bổ túc văn hóa, giáo viên dạy mơn học chung, giáo viên dạy môn học cơ sở nghề, giáo viên dạy lý thuyết, giáo viên dạy thực hành hay giáo viên dạy tích hợp.

+ Chia theo trình độ: theo quy định chuẩn giáo viên dạy nghề thì giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là có u cầu trình độ khác nhau. Giáo viên dạy nghề có thể là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân hay những người thợ bậc cao có trình độ tay nghề giỏi.

Một nguồn nhân lực khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề là đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề. Chất lượng cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn tới đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối, quá trình đào tạo, định hướng, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo.

Như vậy, yếu tố giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề có tác động mạnh mẽ tới chất lượng và sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay những yêu cầu của dạy nghề đối với yếu tố này không phải chỉ đủ ở số lượng mà hơn nữa còn đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải đạt chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ, tư chất đạo đức, đồng thời phải là đội ngũ tinh nhuệ nhất trong việc nghiên cứu và vận dụng thành tựu KHCN vào trong quá trình giảng dạy để đào tạo ra những thế hệ học sinh đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề

Đối với giáo dục nghề nghiệp thì yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là vô cùng quan trọng. Chất lượng tay nghề của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cần đạt được là:

+ Có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo.

+ Đầu tư mua sắm bổ sung thường xuyên các trang thiết bị, sửa chữa nâng cấp thiết bị nhà xưởng phịng học, phịng thí nghiệm, thư viện… đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc đầu tư phải đảm bảo tính phù hợp và tiếp cận hiện đại trong bối cảnh mới.

Học viên học nghề là nhân tố trung tâm, có tính chất quyết định đối với cơng tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng tồn diện tới cơng tác đào tạo nghề. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, các tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học viên đều ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề mặc dù trong những năm qua đã có những biến đổi tích cực nhưng đánh giá chung thì đa phần người học và gia đình chưa nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, điều đó thể hiện rõ rệt nhất ở lượng học viên đang tham gia vào hình thức giáo dục nghề nghiệp. Bời vậy trong tương lai xã hội, nhà trường và gia đình cần chung tay làm tốt cơng tác hướng nghiệp cho học sinh giúp cho giáo dục nghề nghiệp phát huy được vai trò tối ưu của mình trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)