Thực trạng về đào tạo nghề nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 55)

2.3.1. Khảo sát thực trạng

2.3.1.1. Đối tượng khảo sát

Để đánh giá được khách quan, tác giả đã tổ chức khảo sát thực trạng về hoạt động quản lý nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên, tác giả đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi của 40 CBQL, 150 GV đã và đang giảng dạy tại nhà trường, 300 sinh viên đã tốt nghiệp và hiện đang làm tại các doanh nghiệp, 20 người sử dụng lao động là sinh viên đã tốt nghiệp tại trường và 100 sinh viên đang học tập tại trường và phỏng vấn 5 giáo viên nghề May thời trang, 3 đại điện doanh nghiệp có sử dụng lao động đã qua đào tạo của nhà trường và 10 sinh viên đã tốt nghiệp.

2.3.1.2. Phương pháp khảo sát

- Nghiên cứu báo cáo hoạt động đào tạo của nhà trường qua từng năm - Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên đã và đang làm việc tại nhà trường, đại diện doanh nghiệp và người sử dụng lao động về những thuận lợi, khó khăn trong q trình tổ chức đào tạo, những bất cập trong quản lý

- Thu thập các thông tin từ các buổi hội nghị giáo viên, gặp gỡ của sinh viên với hiệu trưởng và các buổi nói chuyện chuyên đề của sinh viên với đại diện doanh nghiệp

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính điểm trung bình, thống kê số liệu đã khảo sát; sử dụng phương pháp tính trung bình chung và xếp hạng thứ bậc.

2.3.2. Thực trạng về đào tạo nghề nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên Biên

- Đánh giá của GV và CBQL về chất lượng đào tạo nghề May thời trang

Để thấy được toàn cảnh về thực trạng đào tạo nghề May thời trang tại trường cao đẳng nghề Long Biên qua các năm, tác giả đã nghiên cứu các báo cáo về công

tác đào tạo, phỏng vấn đánh giá của GV và CBQL của nhà trường về chất lượng người học trên các mặc kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của HS/SV.

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của GV và CBQL về chất lượng đào tạo nghề May thời trang tại trường cao đẳng nghề Long Biên qua các năm. (Đơn vị: %)

Chất lượng đào tạo được đánh giá ở cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học.Qua biểu đồ có thể thấy: chất lượng đào tạo nghề May thời trang có sự tiến bộ đáng kể trong những năm học vừa qua. Tỉ lệ người học được đánh giá tốt ngày càng cao, tỉ lệ học viên yếu được giảm thiểu một cách rõ rệt. Nếu như năm học 2012- 2013 và năm học 2013- 2014 người học được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình thì đến năm 2014- 2014 tỉ lệ này được thay đổi một cách nhanh chóng với trên 70% học viên được đánh giá tốt về kiến thức và thái độ và gần 60% đánh giá tốt về kỹ năng.

- Đánh giá của HSSV đã tốt nghiệp của trường về chất lượng đào tạo

Tác giả tiến hành khảo sát HSSV đã tốt nghiệp và đang thực tập tốt nghiệp nghề May thời trang hệ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại nhà trường đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp về mức độ chất lượng đào tạo đáp ứng của họ trong quá trình thực hiện công việc, kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.2 và biểu đồ 2.2

Bảng 2.2 Chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc của người học nghề.

(Đơn vị %) TT Các tiêu chí Chưa đáp ứng Đáp ứng Đáp ứng tốt

1 Kiến thức chuyên môn 0% 59% 41%

2 Kỹ năng nghề 0% 18% 82%

3 Ý thức tổ chức kỷ luật 1% 34% 65%

4 Tinh thần chủ động tiếp cận công việc 26% 48% 26%

5 Tinh thần làm việc nhóm 22% 57% 21%

Biểu đồ 2.2: Chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc của người học nghề. (Đơn vị %)

Như vậy, qua bảng số liệu ta thấy sinh viên sau tốt nghiệp đánh giá về hoạt động đào tạo của nhà trường là tương đối tốt. Về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật đều được đánh giá ở mức độ đáp ứng và đáp ứng rất tốt. Đặc biệt ở nội dung kỹ năng nghề có tới 82% người học đánh giá đáp ứng tốt. Bên cạnh đó vẫn cịn một số mặt trong chất lượng đào tạo cần được đặc biệt lưu tâm đó là tinh thần làm việc nhóm và khả năng sáng tạo của người học, có tới trên 20% người học đánh giá chất lượng đào tạo về các mặt này chưa đạt yêu cầu.

- Nhu cầu học tập tiếp của người học sau khi tốt nghiệp và các nội dung học tập cụ thể

Cũng qua khảo sát người học sau khi tốt nghiệp, tác giả đã thu nhận được kết quả về việc làm của người học sau tốt nghiệp như sau:

Tỉ lệ học sinh/ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp

Bảng 2.3 Tỉ lệ học sinh/ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp (Đơn vị:%)

TT Nội dung Tỉ lệ

1 Từ dưới 3 tháng 71,6%

2 Từ 3 đến 6 tháng 13,2%

3 Từ 6 đến 9 tháng 9%

Bảng 2.4 Yếu tố giúp người học có việc làm sau khi tốt nghiệp (Đơn vị:%)

TT Nội dung Tỉ lệ

1 Học vấn, học lực 87%

2 Trình độ tin học 25%

3 Trình độ ngoại ngữ 32%

4 Kinh nghiệm làm việc 100%

5 Quen biết 11%

6 Khác 2%

Qua khảo sát và thống kê cho thấy tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp khá cao, trên 70% sinh việc làm sau tốt nghiệp và yếu tố quyết định nhất để học viên có việc làm là kinh nghiệm làm việc và học vấn, năng lực thực hiện công việc. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, trong khi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp và khơng có việc làm ngày càng nhiều thì với tỉ lệ người học có việc làm của Trường CĐN Long Biên là con số đáng mừng cho chất lượng đào tạo nghề của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó kết quả này cịn góp phần giải quyết bài tốn lao động vô cùng phức tạp trong bối cảnh xã hội hiện nay: sinh viên ra trường không thể làm được công việc ngay mà phải đào tạo lại.

Mặc dù vậy, trong chất lượng chung của người học yếu tố tin học, ngoại ngữ lại đang là điểm bất cập và đánh mất nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong cơng việc của người học. Đó cũng là lý do cho kết quả khảo sát HSSV: trên 80% người học được khảo sát có nhu cầu học thêm các khóa học khác. Nhu cầu học tập tiếp của HSSV sau tốt nghiệp cụ thể như sau:

Bảng 2.5 Nhu cầu học tập tiếp của HSSV sau tốt nghiệp (Đơn vị:%)

Loại hình/ Khóa học Ngoại ngữ Vi tính Cùng chuyên ngành Khác chuyên ngành Ngắn hạn 57% 83% 0% 0% Bằng 2 0% 0% 0% 0% Liên thông 0% 0% 13% 21%

Cùng với yêu cầu phát triển kinh tế thì nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày càng cao. Người lao động trong các công ty, doanh nghiệp may mặc khơng phải chỉ cần có kỹ năng tốt về may vá, về dây chuyền sản xuất là có thể đáp ứng địi hỏi của cơng việc. Đặc biệt đối với những cử nhân thực hành trong tương lai thì càng khơng thể chỉ có những kỹ năng đó. Sự phát triển công nghệ thông tin mang lại những hiệu quả vượt bậc trong sản xuất, người học phải có những kỹ năng

về tin học cơ bản thì mới có thể thực hiện được thao tác thiết kế trên máy tính, giác sơ đồ trên máy tính... Trong khi đó, trong chương trình đào tạo nghề thời lượng cho mỗi mơn học/ module để học sinh nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin của mình lại q ít (90h tin học đại cương; 45h thiết kế trên máy tính và 45h giác sơ đồ trên máy tính). Bởi vậy, trong tương lai để khắc phục những hạn chế này trong chất lượng đào tạo nhà trường cần phải đổi mới, thiết kế lại chương trình sao cho thực tiễn hơn.

- Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo.

Đề đánh giá chất lượng đào tạo nghề của nhà trường, tác giả đã phỏng vấn cán bộ doanh nghiệp nơi có học sinh của trường đang thực tập và làm việc, qua đó thu thập được kết quả về chất lượng đào tạo của nhà trường như sau:

Bảng 2.6 Đánh giá chung về chất lượng HSSV nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên (Đơn vị: %)

TT Nội dung Tốt Khá Trung bình

1 Kiến thức 67% 32% 1%

2 Kỹ năng 62% 34% 4%

3 Thái độ 80% 20% 0%

Như vậy, ta có thể thấy rằng việc đánh giá của doanh nghiệp đối với người học tương đối phù hợp với đánh giá của giáo viên trong nhà trường. Với phần lớn HSSV được đánh giá ở mức độ tốt và khá (trên 90%) ở cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Người học đã có những tiền đề cơ bản cho việc thực hiện cơng việc và khả năng thích ứng với cơng việc trong tương lai. Tuy vậy, chất lượng HSSV vẫn có một số điểm hạn chế. Cụ thể trong bảng sau

Bảng 2.7: Doanh nghiệp đánh giá chất lượng người học (Đơn vị: %)

T T Tiêu chí Yếu Trun g bình Tốt Rất tốt

1. Tuân thủ nội quy công ty 0% 0% 78% 22%

2. Tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn an tồn và vận hành cơ bản được quy định trong hướng dẫn vận hành

0% 36% 57% 7%

3. Tuân thủ hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn 0% 20% 72% 8%

4. Giữ nơi làm việc gọn gàng và hiệu quả theo

quy định 5S 1% 27% 53% 19%

5. Làm việc trong nhóm và lắng nghe ý kiến

6. Khả năng ứng dụng kiến thức học tại trường trong công việc (Kiến thức kỹ thuất, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành)

0% 21% 62% 17%

7. Khả năng nắm bắt, tiếp cận công nghệ mới

tại đơn vị 7% 39% 28% 26%

8. Sự linh hoạt, tự tin trong quá trình thực tập

tại đơn vị 0% 36% 41% 23%

9. Kỹ năng giao tiếp 0% 61% 27% 12%

10. Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin 0% 32% 47% 21%

11. Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc 0% 0% 70% 30%

Với lợi thế là trường bên cạnh doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo hoạt động của nhà trường luôn được doanh nghiệp tạo mọi điều kiện cho học viên tiếp xúc văn hóa, kỷ luật kỷ cương lao động trong doanh nghiệp bởi vậy thái độ ý thức của học viên khi tham gia vào các hoạt động sản xuất trực tiếp được doanh nghiệp đánh giá khá tốt.

Tuy nhiên bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy một số nội dung còn được đánh giá cao ở kỹ năng của người học: tinh thần làm việc nhóm, tinh thần chủ động tiếp cận công việc cũng như khả năng nắm bắt tiếp cận công nghệ của người học.

- Thực trạng hợp tác của nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề May thời trang

Để triển khai công tác đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động của nhà trường “Sinh viên ra trường có việc làm ngay và làm được việc ngay, không phải đào tạo lại” trong những năm qua trường CĐN Long Biên đã tổ chức hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp may mặc trong cả nước, đặc biệt là các đơn vị thành viên và liên kết với Tổng công ty May 10 – CTCP trong cơng tác đào tạo nghề và bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nội dung hợp tác và đào tạo và mức độ hợp tác với doanh nghiệp được thể hiện ở:

Bảng 2.8 Hợp tác giữa Trường CĐN Long Biên với các doanh nghiệp Dệt May (Đơn vị: %)

T T

Nội dung Mức độ hợp tác (%)

Rất tốt Tốt TB Yếu

1 Hai bên cam kết cung cấp thông tin cho nhau về nhu cầu nhân lực và khả năng cung ứng nhân lực

0% 39% 57% 4%

2 Hai bên cùng nhau biên soạn lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

3 Hai bên cùng nhau tổ chức quá trình đào tạo 22% 47% 31% 0% 4 Chuyên gia doanh nghiệp tham gia công tác

giảng dạy cho nhà trường (Lý thuyết, thực hành, thực tập) và bồi dưỡng giáo viên

11% 73% 12% 4%

5 Hai bên cùng nhau tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp

0% 27% 53% 20%

6 DN tạo điều kiện cho học sinh thực hành, thực tập, tham quan ở mọi thời điểm trong quá trình đào tạo

100% 0% 0% 0%

7 Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và kinh phí đào tạo

61% 23% 12% 4%

8 Trưởng tổ chức học sinh làm thuê cho DoN 36% 64% 0% 0%

Qua bảng thống kê trên có thể thấy mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp rất khăng khít, đặc biệt doanh nghiệp luôn luôn tạo mọi điều kiện mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động đào tạo của nhà trường, cụ thể: 100% ý kiến được khảo sát cho rằng DN tạo điều kiện cho học sinh thực hành, thực tập, tham quan ở mọi thời điểm trong quá trình đào tạo. Trường CĐN Long Biên và doanh nghiệp đã có sự hợp tác chặt chẽ trong tổ chức các hoạt động như: tổ chức cho học sinh phổ thông tham quan trực tiếp và tìm hiểu về mơi trường sản xuất của doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp; Tổ chức cho học sinh đầu khóa tham quan phịng truyền thống, các phịng ban, xí nghiệp, tổ sản xuất trong dây chuyền may mặc và giới thiệu các vị trí cụ thể trong mục tiêu đào tạo của nhà trường; Tổ chức thực tập sản xuất sau khi kết thúc mỗi module, tạo điều kiện cho HSSV tham gia vào môi trường doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập (Thời gian thực tập phụ thuộc vào từng module có thể từ 1 tuần đến 2 tháng); Tổ chức cho HSSV thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp trong thời gian 01 năm trực tiếp tại công ty và người học được hưởng lương…Cùng với đó DN cịn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài chính cho hoạt động đào tạo của nhà trường rất mạnh mẽ, hơn 60% đánh giá hoạt động này rất tốt.

Mặc dù có sự hỗ trợ đắc lực của doanh nghiệp nhưng ở một số nội dung nhà trường vẫn chưa khai thác triệt để được lợi thế của mơ hình trường này như: 57% ý kiến cho rằng NT và DN cung cấp thông tin cho nhau về nhu cầu nhân lực và khả năng cung ứng nhân lực mới đạt ở mức trung bình; Hai bên cùng nhau tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp trên 70% đánh giá trung bình và yếu….

Như vậy, với kết quả khảo sát trên cho thấy, mặc dù có lợi thế trong cơ cấu tổ chức, nhưng hai trung tâm: Trung tâm tuyển sinh, giới thiệu việc làm và Trung tâm

đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia LBC vẫn chưa phát huy được vai trò và chức năng của mình trong hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 55)