Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 37 - 41)

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động đào tạo nghề

1.5.2 Yếu tố khách quan

Bối cảnh trong nước và quốc tế

+ Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Đặc biệt hiện nay trong xu thế chuyển đổi từ nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp sang nền cơng nghiệp hóa thì ngành mà đất nước ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển trong bối cảnh hiện nay đang là sản xuất hàng May mặc. Kinh ngạch xuất khẩu của Dệt May trong mấy năm gần đây luôn đứng đầu cả nước đã chứng minh cho điều này. Trong bối cảnh này nhu cầu nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chất lượng, từ đó, làm cho cơng tác đào tạo nghề phát triển theo, đặc biệt là công tác đào tạo nghề May. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động tới công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo nghề phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơng tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo nghề nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi

+ Cơ hội và thách thức của tồn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế: Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chất

lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghề phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Tồn cầu hố - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước

phát triển, tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến… Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấp thiết trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hối đoái về cho quốc gia. Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hố ứng xử theo hướng cơng nghiệp, bởi vậy tồn cầu hóa

khơng chỉ mang lại những lợi ích cho kinh tế giáo dục mà cịn tạo ra những yêu cầu đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp cần phát triển và nâng cao chất lượng hơn nữa để đưa nguồn lao động trong nước phù hợp với yêu cầu thế giới, đón đầu và hội nhập xu thế phát triển.

+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất – dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KTXH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng

Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt.

Xã hội đã quý trọng tay nghề, người cơng nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

Yêu cầu mới đối với công tác quản lý đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH –HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỉ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng đào tạo nghề, từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực, nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng, sớm hịa nhập, liên tục và kịp thời tiếp cận với sự phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế của đất nước.

Cơ chế chính sách của nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho

đào tạo nghề với Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng như hiệu quả của cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề. Mở rộng và đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề với mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề; liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngồi có uy tín. Gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động theo yêu cầu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh việc đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, với thị trường lao động đã mang lại cho giáo dục nghề nghiệp nhiều thuận lợi và thời cơ mới để phát triển

Sơ đồ 1.3: Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng

Tiểu kết chương 1

Từ những vấn đề cơ sở lý luận đã nêu trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực được Đảng, nhà nước và dân nhân quan tâm và ưu tiên đẩy mạnh phát. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu độc lập nào về quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời thời trang tại một cơ sở giáo dục có nhiều thế mạnh – cơ sở bên cạnh doanh nghiệp như trường CĐN Long Biên

2. Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với cơng việc.

CHÍNH SÁCH

Mục tiêu, nội dung đào tạo

Đầu vào

Đối tượng tuyển sinh, giáo viên, thiết bị, CSVC

Qúa trình đào tạo

(giảng dạy và học tập lý thuyết + thực hành)

Đầu ra

Kết quả đào tạo (năng lực thực hiện công việc)

Đánh giá, chọn lọc Phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá

Kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ

Thông tin phản hồi

Sự thích ứng của thị trường lao động, tình hình việc làm, năng suất lao động, thu nhập, phát triển nghề nghiệp

3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề là việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoat động đào tạo nghề nhằm đạt được những mục đích đã đề ra

Quản lý hoạt động đào tạo nghề bao gồm:

- Xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề.

- Xây dựng các điều kiện cần thiết khả thi: Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trường, xưởng, nguồn tài chính, mơi trường sư phạm

- Xác định quy mô phát triển số lượng, chất lượng của từng ngành nghề đào tạo. - Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy và học của thầy và trị.

- Hồn thiện cơ chế tổ chức quản lý.

- Phát triển cơ chế cộng đồng, phối hợp trong và ngoài - Tổ chức đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề

4. Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, giáo dục nghề nghiệp có nhiều thời cơ để phát triển nhưng nếu không biết tận dụng các thời cơ đó và phát huy yếu tố nội lực thực tại thì với sự phát triển hiện nay của đất nước, giáo dục nghề nghiệp nước nhà không thể là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN 2.1. Khái quát tình hình phát triển của hoạt động đào tạo nghề May thời trang trong bối cảnh mới của đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 37 - 41)