Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 103)

3.5.1 Mục đích

Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia nhằm mục đích kiểm chứng lại tính cần thiết, tính khả thi và tính hợp lý của các biện pháp được luận văn đưa ra

3.5.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát

Phương pháp: tác giả sử dụng 2 phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, khả thi và hợp lý của biện pháp. Mỗi biện pháp được đánh giá ở các mức độ 1,2,3 trong đó 1 là mức độ thấp nhất và 3 là mức độ cao nhất.

Đối tượng khảo sát: Tác giả xin ý kiến của 10 nhà sử dụng lao động là giám đốc các xí nghiệp, 10 giảng viên thỉnh giảng và 10 chuyên gia của Tổng công ty May 10.

3.5.3 Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát tính cần thiết, khả thi và hợp lý của các biện pháp đưa ra đều tương đối cao, cụ thể qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi và hợp lý của các biện pháp TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Tính hợp

1 Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất.

2.97 2.97 3

2 Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề

2.85 2.83 2.8

3 Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

2.91 2.78 2.81

4 Xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.

2.83 2.86 2.89

5 Đổi mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển

sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất

lượng công tác tuyển sinh

6 Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo

2.8 2.85 2.85

7 Liên kết đào tạo nghề giữa Nhà trường và Doanh

nghiệp

2.79 2.76 2.83

8 Tăng cường quản lý bằng quy trình và tin học hóa trong các khâu, các hoạt động của quản lý đào tạo

3 2.86 2.82

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng ở chương 1 và chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường cao đẳng nghề Long Biên trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện tốt mục tiêu: sinh viên ra trường làm được việc ngay, không phải đào tạo lại gồm: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất; Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề; Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí; Đổi mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh; Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo; Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo.

Để minh chứng cho tính khả thi, tính đúng đắn của các biện pháp được đề xuất cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được nêu ra, tác giả đã khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi và hợp lý của các biện pháp thông qua hệ thống phiếu hỏi đối với giáo viên, cán bộ quản lý doanh nghiệp và sinh viên trong nhà trường. Đồng thời đề xuất áp dụng chương trình nghề May thời trang mới (do nhà trường tự biên soạn và phê duyệt) trong năm 2015-2016. Kết quả cho thấy qua năm đầu tiên áp dụng chương trình này học sinh, sinh viên khóa C42 (mới nhập học) có ý thức về văn hóa nghề hơn hẳn kết quả đào tạo của các năm trước và kết quả đào tạo các module nghề cũng đạt chất lượng cao hơn kết quả đào tạo các năm trước.

Như vậy, với kết quả khảo nghiệm và thực tế cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người học và nhu cầu tạo sự khác biệt về chất lượng của đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay của xã hội, góp phần tạo nên một nguồn lao động có chất lượng cho xã hội trong tương lại.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đào tạo nghề không phải mối quan tâm riêng của các cơ sở giáo dục dạy nghề mà đó là mối quan tâm của tồn xã hội. Chất lượng đào tạo nghề tốt thì nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt đối với lĩnh vực Dệt may là một trong những ngành công nghiệp luôn đứng đầu trong kinh ngạch xuất khẩu nhiều năm qua của Việt Nam thì vấn đề nguồn nhân lực càng đáng phải quan tâm hơn.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay, nghề May thời trang được rất nhiều trường lựa chọn để đào tạo nguồn nhân lực trong đó có cả trường nghề, trường cao đẳng và đại học. Vấn đề là giữa nhiều môi trường đào tạo như vậy, làm như nào để tạo nên sự khác biệt theo hướng tích cực đối với nhiều cơ sở đào tạo vẫn là bài tốn khó giải. Trường Cao đẳng nghề Long Biên là cơ sở đào tạo nghề mặc dù mới được nâng cấp lên cao đẳng từ năm 2008 nhưng với những lợi thế có được của nhà trường “trường bên cạnh doanh nghiệp – Tổng cơng ty May 10”, nhà trường có nhiều lợi thế để đạt được những thành quả nhất định trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, để tiếp tục khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các cơ sở dạy nghề trong bối cảnh hội nhập hiện nay trường CĐN Long Biên cần cần áp dụng những biện pháp quản lý sâu và sát hơn nữa nhằm thực hiện đúng mục tiêu đào tạo gắn với sử dụng lao động, cụ thể đó là những biện pháp: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất; Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề; Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí; Đổi mới và nâng cao vai trị của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh; Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo; Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo.

2. Khuyến nghị

2.1 Đối với cơ quản quản lý nhà nước về đào tạo nghề:

Tạo điều kiện cho các trường đào tạo nghề May thời trang nắm được chiến lược phát tiển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và nhu cầu xuất khẩu lao động nghề May trong bối cảnh hội nhập và hiệp định TTP chính thức đi vào hoạt động.

Thiết lập hệ thống thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội để kịp thời cung cấp cho các trường dạy nghề về nhu cầu đào tạo của xã hội

Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong luật giáo dục nghề nghiệp và có những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích và thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề.

2.2 Đối với các doanh nghiệp Dệt May trong tập đoàn Dệt May

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo

Liên kết đào tạo với các trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

2.3 Đối với Tổng công ty May 10 – CTCP

- Thắt chặt quy định cho việc thực hiện kế hoạch nhân sự tại các xí nghiệp thành viên trong tổng công ty, để công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty luôn gắn với công tác đào tạo của nhà trường

- Tạo điều kiện và xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý cho các cán bộ, kỹ sư trong công ty được tham gia công tác đào tạo của nhà trường

- Gắn kết chặt chẽ với nhà trường trong khâu tuyển sinh, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học trước, trong và sau quá trình học tập.

2.4 Đối với trường cao đẳng nghề Long Biên

- Áp dụng các biện pháp mà luận văn đã đề xuất để đào tạo của nhà trường gắn kết chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Danh Ánh (2010),Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng

tin, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Anh (2009), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viên Khoa học Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục,

NXB giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lí giáo dục – Quản lí nhà trường, Một số hướng

tiếp cận, Trường Quản lí giáo dục – Đào tạo Trung Ương 1 Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, NXB giáo dục, Hà Nội.

6. Bernet Praetzter (2001),Giải pháp đào tạo nghề từ hệ thống kép, CHLB Đức. 7. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 – TC/TW

ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Hà Nội.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Số liệu thống kê lao động và việc

làm ở Việt Nam (2006), Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo tình hình dạy nghề giai đoạn 2001 – 2006 và giải pháp đến năm 2010, Hà Nội.

10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Thực trạng dạy nghề và sự gắn

kết đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về Khoa học quản

lý (bài giảng cho lớp cao học về quản lý cơng tác văn hóa giáo dục), Hà Nội.

12. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Những quan điểm giáo dục

hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Kon Đa Cốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận huyện,

Trường CBQLTW Hà Nội.

14. Dự án phát triển giáo viên THPT và TH chuyên nghiệp - cục nhà giáo và

Cán bộ quản lý Cơ sở Giáo dục – Vụ giáo dục chuyên nghiệp (2010), Những vấn

đề cơ bản về công tác quản lý trường Trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và

15. Đàm Hữu Đắc (2009), Đổi mới đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực cho đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Đặc san đào tạo nghề,

Tr.4-7.

15. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn

nhân lực, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Đường (1993), Modun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận, hướng dẫn biên soạn và sử dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đường (2004), Chất lượng và hiệu quả giáo dục, Khái niệm và

phương pháp đánh giá. Tạp chí phát triển giáo dục.

19. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Thị Hằng (2008), Đào tạo đáp ứng nhu cầu Xã

hội – quan niệm và giải pháp thực hiện, Tạp chí khoa học giáo dục.

20. Nguyễn Minh Đường – Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH, trong nền kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Công Giáp (1998), Bàn về chất lượng hiệu quả giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục.

22. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội, 1984 23. Vũ Ngọc Hải (2007), Cung –Cầu giáo dục, Tạp chí khoa học giáo dục.

24. Đặng Xuân Hải (2002), Mối quan hệ “cân bằng động” giữa GD-ĐT và việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình của các trường Đại học hiện nay”, Tạp chí

giáo dục.

25.Đặng Xuân Hải (2009),“Về đào tạo theo nhu cầu Xã hội đối với các cơ sở đào

tạo” Giáo dục và thời đại.

26. Bùi Tơn Hiến (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Ngun, Phạm Thị Bảo Hà, Nguyễn Thị Thuần (2008), Thị trường lao động việc làm của Lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

27. Ngô Hào Hiệp (1992), Tổng quan giáo dục châu Á, Viện KHGD, Hà Nội. 28. Phan Minh Hiền (2008), Mở rộng hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp, Tạp chí For Higher EDUCATION Development – The Moonlight.gdvt – Sunday(24), tr 13-16.

29. Phan Minh Hiền (2011), Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu Xã hội,

Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

30. Hiệp hội chất lượng Đức và Tổng cục dạy nghề (2001), Tài liệu chất lượng

31. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm năng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án

tiến sĩ, KSP-ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Trần Bá Hoàn (2005), Tăng cường nguồn nhân lực cho đào tạo nghề từ phía

doanh nghiệp sản xuất, một số giải pháp hưu hiệu và khả thi, Tạp chí phát triển giáo

dục – Viện chiến lược và chương trình giáo dục (6) tr.20-21.

33. Trần Kiều (1995), Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong

trường phổ thông ở nước ta, NCGD, số 05/1995

34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,

Trường CBQLTW1, Hà Nội.

35. Phan Chính Thức (2003) , Những giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng

yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH, (Luận án TS), Hà Nội.

36. Phan Chính Thức (1997), Xây dựng cơ chế, chính sách, mơ hình liên kết giữa

nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động.

37. Tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế Đức – DSE (1997), Đào tạo nghề với phát

triển kinh tế và thị trường lao động Việt Nam, Hà Nội.

38.Tổng cục dạy nghề, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Định hướng phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phụ vụ đổi mới hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở Việt Nam, Hà Nội.

39. Tổng cục dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm,Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

40. Nguyễn Đức Trí (chủ nhiệm) (2004), Đề tài thực trạng và giải pháp đào tạo LĐKT có trình độ THCN và DN đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu I.Đ trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, báo cáo tổng kết đề tài

nhánh cấp Nhà nước KX 05.10.01. Việc CL&CTGĐ.

41. Nguyễn Đức Trí (chủ nhiệm) (1997), Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào

tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề, viện nghiên cứu phát triển, Hà Nội.

42. Nguyễn Đức Trí (2005) Giáo dục học nghề nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam. 43. Nguyễn Văn Tứ (2005), Chất lượng của một mơ hình tổ chức đào tạo nghề mới, Tạp chí thơng tin khoa học đào tạo nghề (2), Tr 14 – 16.

44. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đặng Văn Thành (2008), Phương pháp đào tạo nghề gắn với thị trường lao động ở Việt Nam, (Luận án TS), Đại học Sư phạm Hà Nội.

46.Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 579/QĐ – TTg ngày 19 tháng 4 năm

2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020.

47. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm

2012 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.

48. Thủ tướng chính phủ (2011), QĐ 630/QĐ – TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012

phê duyệt Chiến lược phát triển dậy nghề thời kỳ 2011 – 2020.

49. Mạc Văn Tiến (chủ biên (2005), Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề, Nxb lao động – xã hội, Hà Nội.

50. Tổng cục dạy nghề(2004), Báo cáo tình hình dạy nghề giai đoạn 1998 đến nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 103)