Khái quát về tình hình phát triển của ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 41 - 42)

cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Dệt may có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Các quốc gia tại khu vực châu Á trong quá trình phát triển để trở thành cường quốc phát triển đều có giai đoạn lấy ngành Dệt may làm trung tâm, động lực tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu, rút lao động dư thừa ra khỏi khu vực nông nghiệp, nâng cao GDP trên đầu người. Ví dụ, Đài Loan - năm 2005 khi GDP trên đầu người đã đạt 27.500 USD, Đài Loan vẫn có ngành Dệt may đóng góp vào tổng kim ngạch XK tới 6,2% với 12 tỷ USD kim ngạch, đến năm 2015 khi GDP trên đầu người đã đạt 41.000 USD Dệt may vẫn duy trì tỷ lệ 4% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng; Hàn Quốc – năm 2015 với GDP trên đầu người trên 28,000 USD dệt may vẫn duy trì kim ngạch 14 tỷ USD chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ở các nước có điều kiện gần Việt Nam như Trung Quốc với GDP trên đầu người năm 2015 đạt 8.200 USD, Dệt may vẫn đóng góp 12% tổng kim ngạch xuất khẩu (gần tương đương tỷ lệ 15% hiện nay của Việt Nam), với kim ngạch 270 tỷ USD, trong 10 năm 2005-2015 Dệt may Trung quốc tăng trên 2,5 lần từ 107 tỷ USD lên 270 tỷ USD luôn giữ tỷ trọng 12-15% trong tổng KNXK. Tại Ấn độ năm 2015, Dệt may xuất khẩu chiếm tỷ trọng 14,1% với 37 tỷ USD kim ngạch, Bangladesh Dệt may xuất khẩu chiếm tỷ trọng 90% với 30,5 tỷ USD.

Qua các dữ liệu trên có thể thấy, các quốc gia đơng dân, có dân số trẻ, khu vực nơng nghiệp hiện có tỷ lệ lao động quá lớn đều lấy dệt may là đột phá cho xuất khẩu ở giai đoạn đầu tiên của CNH, đồng thời chứng minh với mức GDP trên đầu người lên tới 7.000-8.000 USD/năm vẫn có thể phát triển Dệt may xuất khẩu.

Và Việt Nam cũng không nằm ngồi quy luật đó, trong quá trình đưa đất nước từ nước nông nghiệp lên nền kinh tế thị trương, Dệt may ln đóng vai trị vơ cùng to lớn. Năm 2015 với 27,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, Dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp ~15% tổng KNXK cả nước, sử dụng trên 2,5 triệu lao động công nghiệp, tạo 1/5 số việc làm mới hàng năm trên cả nước. Việt Nam là nước có quy mơ dệt may xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2014, Dệt may Việt Nam là quốc gia duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số chứng tỏ năng

lực cạnh tranh của ngành trên thế giới khá tốt. Thị phần tại các thị trường chính đều tăng mạnh từ 1% năm 2005 tại USA lên trên 10% năm 2015. Đến 2015, Dệt may Việt Nam đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa Dệt may tiêu thụ trên tồn thế giới. Năng suất lao động kỹ thuật ngành May Việt Nam được xếp vào top đầu của thế giới. Thu nhập trung bình năm của cơng nhân Dệt may cả nước đã đạt trên 50 triệu VND, được tham gia BHXH, y tế, thu nhập cao gấp 8-10 lần thu nhập lao động trồng lúa ngay trong điều kiện được mùa, được giá với giả thiết lợi nhuận lên tới 50% và mỗi lao động có trên 2.000m2 canh tác (6 sào bắc bộ) cao hơn nhiều so với bình quân ruộng đất hiện nay.

Với một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như: Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng vào thị trường thế giới.

Bên cạnh những cơ hội, ngành Dệt may Việt Nam cũng đang đối mặt với khơng ít thách thức, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo các chuyên gia kinh tế, việc mở rộng quy mơ, đón đầu các cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh mang lại cho ngành Dệt may từ các hiệp định tng mại tự do, AEC địi hỏi các DN phải có nguồn lao động ổn định và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay dù muốn mở rộng sản xuất, các DN đối mặt với thực tế rất khó tuyển được nhân lực chất lượng cao. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Chỉ có khoảng 15% lao động trong ngành dệt may có trình độ từ trung cấp trở lên và tình trạng thiếu hụt lao động, mà đặc biệt lao động đã qua đào tạo luôn diễn ra . Khảo sát của chúng tôi cho thấy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp dệt may có xu hướng yêu cầu cao hơn về trình độ nghề, giảm số lao động chưa qua đào tạo. Các vị trí mà nhiều doanh nghiệp đang “khát” người có kinh nghiệm như: chuyền trưởng, chuyên viên thiết kế, nhân viên may mẫu… Đối với các vị trí quản lý như trưởng phịng kế hoạch, quản lý đơn hàng, quản lý các bộ phận hoàn thành…, doanh nghiệp ln địi hỏi kinh nghiệm - kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm đối tác, khả năng ngoại ngữ bên cạnh các kỹ năng về chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)