Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 70)

trang của Trường Cao đẳng nghề Long Biên

2.5.1 Điểm mạnh

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang của trường cao đẳng nghề Long Biên, tác giả nhận thấy công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề của nhà trường đã đạt được những thành tựu cơ bản như:

Nhà trường có lợi thế lớn về cơ cấu tổ chức và mơ hình nhà trường: Trường bên cạnh doanh nghiệp chính vì thế nhà trường có rất nhiều thuận lợi trong việc sử dụng nguồn lực: nhân lực, trí lực, tin lực và cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đào tạo và phát triển ngành nghề.

Phát huy được lợi thế đó, trong cơng tác đào tạo nghề nhà trường đã biết cách tiếp cận các nhu cầu để xác định đúng mục tiêu đào tạo đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực ngành dệt may trong bối cảnh xã hội mới.

Cùng với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản trong các trường sư phạm kỹ thuật, có trình độ tay nghề cao và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề thì đội ngũ chuyên gia tại doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo cũng mang lại những giá trị to lớn cho kết quả đào tạo nghề của nhà trường.

Phương pháp triển khai hoạt động đào tạo nghề may tại trường cao đẳng nghề Long Biên cũng là điểm mạnh và là bước đột phá trong công tác đào tạo nghề. Với lợi thế là trường bên cạnh doanh nghiệp, HSSV của nghề May khơng chỉ có điều kiện được thực hành thực tập ngay sau mỗi module/ môn học tại trực tiếp xưởng sản xuất của trường mà cịn có điều kiện được tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất thực tế của Tổng cơng ty May 10 và các xí nghiệp thành viên, qua đó người học được rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong nghề, thiết bị sản xuất hiện đại mà thơng qua đó cịn được tiếp xúc và rèn luyện với văn hóa, kỷ cương doanh nghiệp.

2.5.2 Điểm yếu

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển các hoạt động đào tạo của nhà trường nhưng trong quá trình triển khai đào tạo, Trường CĐN Long Biên cũng vẫn vấp phải một số khó khăn nhất định như:

Cơ cấu tổ chức của nhà trường khá đầy đủ và đồng bộ nhưng nhà trường chưa phát huy được hết chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như: trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia LBC, trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm…

Nội dung chương trình đào tạo nhà trường chưa được chủ động xây dựng nên mặc dù chất lượng đào tạo được đánh giá tương đối cao nhưng khi người học tốt nghiệp đi vào thực tế đời sống lao động vẫn vấp phải một số rào cản nhất định về kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ…

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, mặc dù có đủ về số lượng và đa dạng về thành phần nhưng đánh giá chung về mặt bằng trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu địi hỏi của xã hội. Cơng tác đào

tạo bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ đã được quan tâm nhưng chưa toàn diện và chưa khuyến khích được đơng đảo giáo viên, cán bộ quản lý tích cực tham gia.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật: nhà trường có sự quan tâm đầu tư nhưng với những khó khăn nhất định việc trang bị kịp thời và đầy đủ mọi phương tiện dạy học và công cụ sản xuất hiện đại là điều nhà trường chưa thể đáp ứng trong thời điểm này.

Công tác tuyển sinh học nghề cũng là một rào cản nhất định trong việc phát triển nhà trường và thực hiện mục tiêu đưa nhà trường thành trường đào tạo nghề đẳng cấp quốc tế.

2.5.3 Cơ hội

Trước những thuận lợi về kết quả đạt được của hoạt động quản lý đào tạo nghề May thời trang cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành Dệt May trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trường cao đẳng nghề Long Biên hồn tồn có được những lợi thế, cơ hội để phát triển thành trường đẳng cấp quốc tế trong tương lai. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất của nhà trường là việc chưa được quyền chủ động trong thiết kế chương trình và nội dung đào tạo nghề thì hiện nay với Luật giáo dục nghề nghiệp đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7/ 2015 tới nay nhà trường đã hịan tồn được mở cửa và chủ động trong cơng tác đào tạo nghề của mình. Việc làm này là cơ hội lớn để ngành May thời trang tại trường cao đẳng nghề Long Biên được khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp và cao hơn nữa là khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.

2.5.4 Thách thức

Trong bối cảnh đất nước có sự chuyển mình quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội đất nước, ngành Dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn góp phần to lớn vào kim ngạch xuất khẩu và GDP của cả nước, vì vậy những yêu cầu và đòi hỏi của ngành này cho lực lượng lao động của họ càng ngày càng cao. Trường cao đẳng nghề Long Biên có nhiều lợi thế trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may nhưng nếu nhà trường không biết sử dụng và phát huy triệt để những thành cơng và lợi thế của mình thì trong tương lai nguồn nhân lực dệt may sẽ Việt Nam sẽ khơng có chỗ đứng trong chính các doanh nghiệp của mình. Đặc biệt hơn nữa sự cạnh tranh khơng chỉ tới từ nguồn lao động của nước ngoài mà còn tới từ nguồn nhân lực được đào tạo từ chính các cơ sở dạy nghề ở trong nước, bởi nếu như trước kia mơ hình trường bên cạnh doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất ít trong cơ cấu các cơ sở dạy nghề thì hiện nay với

chính sách thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào dạy nghề mà đặc biệt hơn nữa là mơ hình trường, cơ sở dạy nghề gắn với doanh nghiệp nước ngồi thì mơ hình như trường cao đẳng nghề Long Biên sẽ khơng cịn là hiếm trong hệ thống giáo dục dạy nghề

Bởi vậy, trước bối cảnh của đất nước và thế giới hiện nay, nhiệm vụ của đào tạo nghề May thời trang của trường CĐN Long Biên phải đề ra những bước đi cụ thể, chắc chắn phát huy được những lợi thế vồn có của mình và hạn chế các nhược điểm, khó khăn để đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ năng lực để thực hiện cơng việc.

Tiểu kết chương 2

Khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang của trường cao đẳng nghề Long Biên cho thấy:

Về thực trạng chất lượng đào tạo nghề May của trường CĐN Long Biên: Nhìn chung qua khảo sát người học, người dạy và người sử dụng lao động sau khi học sinh sinh viên của nghề May thời trang trường CĐN Long Biên ra trường đểu cho thấy kết quả đào tạo của nhà trường tương đối tốt.

Về mục tiêu đào tạo: Trước, trong và sau quá trình đào tạo nghề May thời trang tại Trường CĐN Long Biên ln ln có sự tham gia của doanh nghiệp vào q trình này, chính vì vậy người học sau khi tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cao, sử dụng được ngay và không phải đào tạo lại. Kết quả đó là nhờ lợi thế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mơ hình nhà trường “Trường bên cạnh doanh nghiệp – Tổng cơng ty May 10”. Mặc dù có những kết quả như vậy nhưng nếu nhà trường biết khai thác tối ưu các điểm mạnh của mình thì kết quả đào tạo sẽ còn cao hơn nữa.

Về nội dung đào tạo: từ trước năm học 2016 – 2017 nhà trường đang xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nghề May thời trang trên cơ sở chương trình khung nghề May thời trang của Bộ lao động thương binh xã hội. Do vậy chương trình đào tạo của nhà trường bên cạnh những nét ưu việt thì vẫn có nhiều điểm hạn chế mà cụ thể là nội dung chưa phù hợp so với yêu cầu thực tiễn trong cơng việc của từng vị trí trong doanh nghiệp và dây chuyền sản xuất. Vì vậy với việc ban hành và có hiệu lực của Luật giáo dục nghề nghiệp đang là cơ hội cũng là thách thức lớn cho đào tạo nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên trong bối cảnh hiện nay.

Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Mặc dù có đủ về số lượng và thành phần trong cơ cấu đội ngũ, điều này có ảnh hưởng rất tích cực cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình quản lý nhân sự nghề May, nhà trường vẫn bộc lộ những điểm hạn chế, điểm chưa tích cực đối với đội ngũ này như: chưa đồng đều về trình độ chun mơn, sư phạm; CBQL chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý giáo dục; GV, CBQL còn hạn chế về kỹ năng tin học và tiếng anh…

Về cơ cấu người học: những khó khăn trong cơng tác tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng là khó khăn của trường cao đẳng nghề Long Biên. Hiện nay số lượng học sinh sinh viên của nhà trường qua các năm mặc dù đã có sự tăng trưởng theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với mơ hình, vị thế của nhà trường. Cơng tác tuyển sinh ồ ạt, khơng có sự kiểm duyệt chất lượng trong đầu vào cũng gây khơng ít khó khăn trong q trình đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên.

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo: Nhà trường có lợi thế là trường bên cạnh doanh nghiệp, nên trong q trình học tập HSSV ngồi được sử dụng các trang thiết bị cơ sở vật chất của nhà trường để thực hành, thực tập ngay tại lớp học và xưởng sản xuất của trường mà cịn có cơ hội được sử dụng và tiếp cận những máy móc, cơng nghệ hiện đại trong dây chuyền sản xuất của Tổng công ty May 10 thông qua các kỳ thực tập module, thực tập sản xuất và thực tập nghề nghiệp. Mặc dù vậy có lợi thế đó, tuy nhiên đây mới là những giải pháp tạm thời để khắc phục những khó khăn trong điều kiện của nhà trường hiện nay. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, nhà trường cần có giải pháp quản lý cơ sở vật chất tốt hơn nữa mới thực sự là động lực cho sự phát triển nhà trường trong tương lai.

Như vậy, với những mặt được và chưa được trong thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề nghề May thời trang tại trường cao đẳng nghề Long Biên, nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực và hiệu quả để nâng cao những ưu điểm vốn có của mình và hạn chế tối đa những điểm hạn chế trong chất lượng của đào tạo nghề mà cụ thể ở đây đó là những vấn đề về: Mục tiêu đào tạo nghề, nội dung đào tạo nghề, đội ngũ đào tạo nghề, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề và mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo nghề với tổ chức sử dụng nguồn lao động sau đào tạo…

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Một số định hướng để lựa chọn các biện pháp

3.1.1 Hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề

Một trong 3 khâu đột phá mà nghị quyết XI của Đảng đưa ra là: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm chủ yếu là lực lượng lao động kỹ thuật cao và lực lượng lao động kỹ thuật cao phải là những lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Như vậy lực lượng lao động này phải là số lượng lớn phải được đào tạo từ các trường dạy nghề. Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc khóa X u cầu: “Tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lai dộng…Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới” Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 -2020 cũng đã khẳng định: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”. Để góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược đó, địi hỏi các trường dạy nghề phải tổ chức quá trình đào tạo đạt chất lượng, hiệu quả cao, phải quản lý tốt các điều kiện đản bảo chất lượng, hiệu quả cao, phải quản lý tốt các điều kiện đảm bảo chất lượng như: Đội ngũ giáo viên; chương trình đào tạo; năng lực lãnh đạo; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

3.1.2 Hướng tới đào tạo gắn với sử dụng

Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ chủ trương: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội”. Cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định: “Cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trường lao động”. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà cụ thể hơn là những nhà lãnh đạo, nhà quản lý cơ sở dạy nghề - người đưa ra quyết định là phải đối mới tầm nhìn và chiến lược của nhà trường mình, phải chuyển đổi phương thức đào tạo ở các trường dạy nghề từ hướng “cung” những gì nhà trường đang có sang hướng “cầu” đáp ứng các yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Để đáp ứng “Cầu” của nhà nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, các trường dạy nghề phải xác định được và phát triển đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả

đào tạo nghề trong đó thực hiện việc quản lý tăng cường liên hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp là then chốt cho quá trình đào tạo ở trường.

3.1.3 Hướng tới đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đã xác định, “ đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của TTLD cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”.

Để đổi mới được thì “hướng cung” sang “hướng cầu, với bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải chấp nhận sự thay đổi. Đối với những trường dạy nghề, để chuyền đổi được đào tạo theo “hướng cung” những gì đang sẵn có sang “hướng cầu” của nhu cầu của xã hội thì bắt buộc phải thay đổi tư day lãnh đạo quản lý theo cơ chế thị trường như: đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, đổi mới tư duy về phương pháp giảng dạy, từ bài giảng lý thuyết và thực hành chuyển thành bài giảng tích hợp, nâng cao kỹ năng nghề cho người học, đổi mới căn bản từ nhận thức đến các hoạt động trong nhà trường để thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường đáp ứng nhu cầu xã hội và tích cực góp phần cho sự thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo mà xã hội đang quan tâm.

3.2. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp

Để đề xuất được các biện pháp quản lý đào tạo ở trường dạy nghề theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 70)