Quy trình thực hiện bồi dưỡng GV và CBQL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 92 - 97)

Nội dung cụ thể của quy trình như sau:

Bước 1. Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng

Đánh giá về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của từng đối tượng (GV/CBQL) để phân nhóm nhu cầu bồi dưỡng chi từng loại đối tượng cho phù hợp. Giáo viên hay cán bộ quản lý đều có điểm chung là xuất phát điểm khơng giống nhau, họ có thể được đào tạo ở trường từ trường SPKT nhưng cũng có thể đi từ thợ lành nghề hay công nhân bậc cao; cũng có thể đó là CBQL đã được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nhưng cũng có thể không.’ Bởi vậy, để công tác bồi dưỡng được thiết thực và có hiệu quả, cần đánh giá phân nhóm để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu của nhà trường cũng như từng giáo viên, cán bộ quản lý.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm

Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cho từng nhóm theo từng chuyên để khác nhau. Sau khi phân nhóm, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng nhóm trong từng thời gian cụ thể để tổ chức các lớp bồi dưỡng cho phù hợp với tiến độ và kế hoạch dạy học.

Bước 3. Chuẩn bị cho các khóa bồi

Bước này bao gồm các cơng việc: lên kế hoạch tài chính cho các khóa học, khóa bồi dưỡng, liên hệ nhân sự, chuyên gia hay các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, hoặc

Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm

Chuẩn bị cho các khóa bồi dưỡng

Tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng

Nhu cầu bồi dưỡng

Tổng kế đánh giá kết quả các khóa bồi dưỡng

mời chuyên gia về đào tạo, hoặc xây dựng các quyết định cử giáo viên, CBQL tham gia khóa bồi dưỡng.

Bước 4. Tổ chức triển khai bồi dưỡng

Các khóa bồi dưỡng được tổ chức triển khai theo kế hoạch đã được đề ra.

Bước 5. Tổng kết, đánh giá kết quả của khóa bồi dưỡng.

Kết thúc các khóa bồi dưỡng cần tổng kết, đánh giá kết quả của khóa đào tạo bồi dưỡng và rút kinh nghiệm cho các khóa sau.

3.3.3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp

- Nhà trường cần thiết lập và vận hành hệ thống tiêu chí đánh giá GV, CBQL của riêng mình

- Có cơ chế, chính sách về đào tạo và bồi dưỡng phù hợp cho giáo viên và CBQL

- Thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường và các đơn vị đào tạo bồi dưỡng (Viện giáo dục nghề nghiệp, trường đại học SPKT…)

3.3.4. Biện pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

3.3.4.1 Mục đích biện pháp

- Quản lý tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học vốn có của nhà trường

- Tăng cường thu hút sự đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo tại trường.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học

3.3.4.2 Nội dung của biện pháp

- Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản và thiết bị dạy học của người học và người dạy. - Khuyến khích sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, địa phương trong công tác tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề

- Tăng cường sư đóng góp của giáo viên và học sinh về thiết bị dạy học thông qua phong trào thi đua sáng tạo.

3.3.4.3 Phương pháp tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học:

Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên có

nhận thức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao trong cơng việc. Vì vậy, cơng tác này cần làm ngay từ đầu năm học, thông qua các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ nhà trường…

Đồng thời cần thường xuyên nhắc nhở và tuyên truyền trong các cuộc họp về vai trò của đồ dùng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong mỗi xưởng thực hành ln có nhật ký sử dụng và trang thiết bị và được thực hiện thường xuyên nên ý thức trách nhiệm của giáo viên, học sinh cũng từ đó được nâng lên.

- Bồi dưỡng kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho giáo viên

Cử giáo viên cốt cán, năng lực, có trách nhiệm trong cơng việc tham gia các lớp bồi dưỡng đầy đủ nhằm tạo ra những hạt nhân trong các tổ chuyên môn về việc sử dụng và tự làm thiết bị dạy học. Sau khi tập huấn, các giáo viên nịng cốt đó có nhiệm vụ truyền đạt, hướng dẫn các giáo viên trong tổ về phương pháp, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị.

Động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầm các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Kế hoạch hóa và tổ thực hiện cơng tác quản lý cơ sở vật chất

Hảng năm nhà trường lập kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý cơ sở vật chất, trong đó cần kế hoạch cụ thể cho từng cơng việc:

Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học.

Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng, thiết bị. Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng, thiết bị.

Trong q trình thực hiện có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của ban thi đua khen thường nhà trường

- Sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp thi đua trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

+ Biện pháp hành chính: xây dựng quy chế cụ thể về việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy. Quy chế có những nội dung cơ bản như sau:

Nhân viên thiết bị phải sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp, có trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị, có sổ theo dõi việc mượn và trả của giáo viên đầy đủ, rõ ràng.

Mỗi tổ chuyên môn cử ra một giáo viên hỗ trợ phụ trách thiết bị dạy học của bộ mơn mình, giáo viên này có nhiệm vụ giúp nhân viên thiết bị kiểm tra việc sắp xếp, phân loại thiết bị theo lớp, bài, cùng với các giáo viên khác chuẩn bị thực hành

Mỗi tổ bộ môn trong một năm học phải tổ chức được ít nhất một chun đề có bàn về các giải pháp và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học.

Trong các giờ thao giảng, kiểm tra đánh giá chuyên mơn, ngồi việc đánh giá các mặt khác nếu giáo viên đó khơng sử dụng thiết bị dạy học mà nhà trường có hoặc có thể tự làm được thì xếp loại yếu; có sử dụng nhưng khơng thành thạo, hiệu quả thực hành khơng cao thì xếp loại trung bình; sử dụng tương đối thành thạo đồ dùng thì xếp loại khá; sử dụng thành thạo và hướng dẫn học sinh sử dụng tốt đồ dùng thì được xếp loại giỏi.

Mỗi giáo viên trong một năm học phải tự làm ít nhất bốn đồ dùng dạy học có chất lượng hoặc đề xuất sáng kiến cải tiến thiết bị dạy học nhằm tăng cường thiết bị dạy học cho nhà trường. Tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng thiết bị thực hành. Đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu các giờ thực hành, ngoại khoá

+ Biện pháp thi đua: Thi đua sẽ giúp các cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu hết mình để đạt hiệu quả cao hơn trong cơng việc.. Trong đó, đưa nội dung thực hiện việc sử dụng, tự làm và bảo quản thiết bị dạy học là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ, năm học. Kết thúc các đợt thi đua, sơ kết học kỳ... Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường tiến hành bình xét và khen thưởng cho các tập thể, các cá nhân có thành tích, có trách nhiệm trong cơng tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học

- Xã hội hố cơng tác xây dựng thiết bị dạy học

Đêt triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác xã hội hóa trong xây dựng thiết bị dạy học nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Trước hết việc tuyên truyền cần thực hiện ở ngay trong nội bộ nhà trường, tới đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường. Để khi mỗi người hiểu được giá trị của cơ sở vật chất, thiết bị trong dạy học thì mỗi giáo viên, cán bộ lại là những tuyên truyền viên cho toàn thể phụ huynh, học sinh, các cơ quan đoàn thể và tổ chức mà họ quen, thân.

+ Kế hoạch hóa cơng tác xã hội hóa giáo dục: Kế hoạch xã hội hố cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? Thời gian? Phân cơng ai là vai trị chủ thể huy động? Trong giáo dục dạy nghề thì đối tượng mà chúng ta hướng tới chủ yếu là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, của chính quyền, địa phương và các mạnh thường quân.

+ Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp. Đưa những quyền lợi của nhà trường gắn liên với quyền lợi của địa phương và của doanh nghiệp. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, học sinh. Trên cơ sở đó họ hiểu về mơ hình nhà trường,sứ mệnh và những kết quả nhà trường đã và đang làm được. Từ đó có cái nhìn chính xác về hoạt động xã hội hóa cơng tác xây dựng thiết bị dạy học trong nhà trường

+ Tiếp tục tạo uy tín trong cơng tác đào tạo của nhà trường với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên của nhà trường được tham quan, thực hành, thực tập tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Bởi qua đó, người học sẽ có cơ hội được tiếp cận những máy móc thiết bị hiện đại nhất và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

3.3.4.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong đào tạo, nắm bắt được thực trạng cơ sở vật chất tại nhà trường trong thời điểm hiện tại

Mỗi cán bộ, giáo viên nắm bắt được tinh thần của ban lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Mỗi người phải luôn tự học hỏi và trau dồi để đối với học sinh của mình giáo viên luôn là chuyên gia cả về thiết bị dạy học.

Giáo viên, học sinh phải ý thức được sự quan trọng và cần thiết của thiết bị dạy học không chỉ trong quá trình học mà cịn trong cơng việc sau này của mỗi học sinh sau tốt nghiệp

Trường cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương để thu hút tối ưu nguồn tài trợ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề.

3.3.5. Biện pháp quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề tạo nghề

3.3.5.1 Mục đích của biện pháp

Kiểm soát chặt chẽ kết quả đào tạo của nhà trường

Nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đánh giá kết quả người học

3.3.5.2 Nội dung biện pháp

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đánh giá chất lượng học sinh.

- Đưa kết quả đào tạo của nhà trường gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội

3.3.5.3 Phương pháp tổ chức thực hiện

Hiện nay công tác tổ chức đánh giá người học trong các trường dạy nghề đang được thực hiện thông qua bài đánh giá kết thúc module/ môn học và bài thi tốt nghiệp kết thúc khóa học. Việc tổ chức đánh giá người học được thực hiện theo đúng yêu cầu của quy chế 14, ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/ BLĐTBXH hướng dẫn công tác tổ chức thi và đánh giá học sinh trong dạy nghề. Tuy nhiên trong q trình thực hiện, có một số vấn đề chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đổi mới chất lượng hiện nay đó là: để thi các mơn học/ module chú yếu dó giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 92 - 97)