Về nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 58 - 62)

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường CĐN

2.4.2. Về nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo nghề may thời trạng tại trường CĐN Long Biên được tổ chức ở 2 trình độ: Cao đẳng nghề và trung cấp nghề dành cho cả 2 đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS và học sinh tốt nghiệp THPT.

Chương trình dạy nghề May thời trang của nhà trường được triển khai tổ chức trên chương trình khung nghề May thời trang của Bộ Lao động Thương binh xã hội. Định kỳ hàng năm nhà trường luôn lấy ý kiến khảo sát của giáo viên, người học, người đã tốt nghiệp và đại diện doanh nghiệp về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo và ít nhất 3 năm 1 lần có sự rà sốt, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn nhất và vẫn đảm bảo triển khai đúng chương trình khung của nghề. Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường có nhiều điểm ưu việt:

- Chương trình đào tạo nghề của trường được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Đảm bảo được tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi công nghệ của thị trường lao động

- Phân bổ hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, module để thực hiện mục tiêu đào tạo có hiệu quả.

- Đảm bảo tính liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính liên thơng với các ngành nghề các trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ LĐTBXH đối với chương trình đào tạo hệ TCN và CĐN. Cụ thể các nội dung như:

+ Khối kiến thức văn hóa (đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT)

+ Khối kiến thức chung: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Tin học, Ngoại ngữ,Giáo dục quốc phòng.

+ Khối kiến thức cơ sở nghề

+ Khối kiến thức chun mơn nghề.

Trong đó phân bổ thời gian dành cho các môn học module đào tạo nghề được quy định như sau:

Thời gian dành cho các môn học, module đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75% - 85%; dành cho các môn học, module đào tạo nghề tự chọn chiếm 15-25%

Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15-35%, thực hành chiếm 65 – 85%.

Mặc dù vậy, qua quá trình triển khai thực tiễn trong nhà trường, tác giả nhận thấy rằng: từ năm 2007 đến năm 2010 Bộ LĐTBXH đã xây dựng và ban hành 164 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Chương trình được xây dựng với quy mơ lớn, có phân tích nghề, có sự tham gia của doanh nghiệp, được thẩm định trên cơ sở khoa học và khách quan. Song, trong thực tiễn sử dụng cịn nhiều bất cập như: cấu trúc chương trình cịn cứng nhắc, chưa hình thành theo cấu trúc module kỹ năng hành nghề, quy định về thời gian thực học tối thiểu và thời gian dành cho các môn học, module đào tạo nghề tự chọn làm hạn chế tính linh hoạt trong q trình tổ chức biên sọan chương trình của các trường dạy nghề. Người học không thể lực chọn các môn học, module theo nhu cầu riêng của mình. Doanh nghiệp phải đợi tới khi kết thúc khóa học mới có cơ hội tuyển dụng, đồng thời có nhiều kiến thức doanh nghiệp khơng cần thì người học vẫn phải học theo quy định, trong khi đó những kỹ năng doanh nghiệp cần thì vẫn phải đào tạo tại trường.

Và khi áp dụng chương trình này vào quá trình đào tạo tại trường CĐN Long Biên cũng cho thây những bất cập cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nội dung chương trình chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn

Một thực tế hiện nay là để nâng cao năng suất lao động trong sản xuất, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may sử dụng lao động kỹ thuật diện nghề hẹp với trình độ chun mơn hóa cao ở từng vị trí lao động của tổ sản xuất, xí nghiệp như: tổ may mẫu, tổ là, tổ cắt, thành phẩm…trong khi đó chương trình dạy nghề hiện nay của mọi nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều đào tạo theo chương trình khung đào tạo dài hạn theo nghề diện rộng như nghề May thời trang, nghề Thiết kế thời trang, điểm này là chưa phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực hiện.

Như vậy, nội dung chương trình được xây dựng phải dựa trên mục tiêu đào tạo của từng ngành ở từng thời điểm và từng địa phương. Việc áp dụng chương trình khung của Bộ đối với ngành May thời trang tại trường CĐN Long Biên chưa đáp ứng được sự tương thích giữa mục tiêu đào tạo của nhà trường (nhu cầu người học, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu địa phương) và nội dung đào tạo. Kết quả khảo sát từ sinh viên và giáo viên nhà trường về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đã cho thấy rõ những hạn chế đó

Bảng 2.11. Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo nghề May thời trang (Đơn vị: %)

TT Nội dung Hoàn

tồn đồng ý Đồng ý nhưng cần cải thiện Khơng đồng ý

1. Mục tiêu đào tạo của ngành học rõ ràng 67.3 32.7 0

2. Chương trình đào tạo phù hợp với trình độ đào tạo của người học

80.1 17.3 2.6

3. Thời lượng của chương trình đào tạo đủ để phát triển kiến thức kỹ năng theo mục tiêu đào tạo

79.3 20.7 5,6

4. Tỉ lệ giữa các học phần lý thuyết và thực hành là hợp lý

57.7 32.5 9.8

5. Thời lượng các học phần thực hành đủ để hình thành các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn

83.55 16.45 0

6. Các học phần đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học trong chương trình đào tạo là hữu ích

22.3 64.8 12.9

7 Đào tạo ngoại ngữ, tin học trong chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội

16.8 32.8 50.4

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, mặc dù mức độ hoàn toàn đồng ý ở các nội dung được khảo sát chiếm tỉ lệ ưu thế so với các mức đánh giá khác nhưng tỉ lệ này chưa cao so với những yêu cầu đòi hỏi để đảm bảo chất lượng của nhà trường trong công tác đào tạo nghề May thời trang. Trong đó đáng chú ý là các nội dung về kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, ngoại ngữ đang ở mức báo động ảnh hưởng tới chất lượng của nhà trường (64,8 % ý kiến được khảo sát đánh giá nội dung kỹ năng mền cần cải thiện và 32,8% cũng đồng quan điểm trên đối với nội dung đào tạo ngoại ngữ trong chương trình đào tạo của nhà trường).

Thứ hai: Nội dung chương trình đào tạo chưa đề cập tới những kỹ năng mềm, kỹ năng sống… hay nói cách khác là văn hóa nghề nghiệp cần cung cấp cho sinh viên

Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo cũng đã cho thấy rõ nhược điểm này của chương trình đào tạo với gần ¼ học viên chưa đáp ứng được các yêu cầu về: tinh thần chủ động, tinh thần làm việc nhóm và khả năng sáng tạo

trong q trình thực hiện cơng việc và 50% học viên đăng ký học thêm các khóa ngắn hạn như tin học, ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp để trau dồi thêm các kỹ năng. Kết quả khảo sát từ người học về nội dung đào tạo nghề cũng cho thấy rõ kết quả đó: chỉ 22,3% người học hoàn toàn đồng ý với nội dung đào tạo của nhà trường và có tới 64,8% người học cho rằng cần điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo trong nội dung về đào tạo kỹ năng mềm giao tiếp, làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt ở kỹ năng ngoại ngữ, tin học có tới trên 50% người học được khảo sát đánh giá không đồng ý với việc nội dung chương trình đào tạo cho người học đáp ứng với yêu cầu của xã hội.

Trong thiết kế chương trình khung của Bộ LĐTBXH đối với nghề May thời trang thì nội dung văn hóa nghề hầu như chưa được đề cập tới hoặc có đề cập nhưng rất ít và lồng ghép vào chương trình của từng mơn học, module làm giảm đi tính chất quan trọng của các kỹ năng thiết yếu mà mỗi người học cần phải có. Bởi vậy, việc đánh giá học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề đạt yêu cầu về các kỹ năng mềm rất ít khơng chỉ là kết quả đào tạo riêng của trường CĐN Long Biên mà đây là hình ảnh chung trong kết quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp toàn hệ thống trong bối cảnh hiện tại.

Thứ ba: Sự phân bổ thời lượng giữa các môn học vàphân bổ tỉ lệ lý thuyết, thực hành trong một module vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và phù hợp.

Kết quả khảo sát học viên sau mỗi môn học/module kết thúc trong chương trình đào tạo cho thấy: có trên 40% ý kiến được khảo sát đều cho rằng, thời lượng thực hành cho module hồn tồn hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn gần 60% ý kiến được khảo sát cho rằng sự phân bổ thời lượng học lý thuyết và thực hành trong các module còn chưa hợp lý hoặc hợp lý nhưng cần điều chỉnh thêm.

Như vậy, chương trình đào tạo nghề May thời trang hiện nay của LBC vẫn cịn có nhiều bất cập được bộc lộ trong quá trình đào tạo. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đào tạo của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội.

Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của xã hội, để nâng cao chất lượng người học, trường CĐN Long Biên triển khai rà sốt, điều chỉnh chương trình hàng năm. Song, qua khảo sát đánh giá của CBGV và nhân viên trong nhà trường về công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo cũng cho thấy thấy rõ những mặt tích cực và hạn chế của cơng tác này

Bảng 2.12. Mức độ quản lý nội dung chương trình đào tạo nghề May thời trang theo hướng đáp ứng được nhu cầu xã hội. (Đơn vị: %)

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Thấp Trung

Bình Cao

1 Quản lý việc thiết kế mục tiêu chương trình đào

tạo đáp ứng NCXH 2.7 28.6 68.7

2 Quản lý nội dung chương trình đào tạo đáp ứng

nhu cầu xã hội 8.8 50.7 40.5

3 Quản lý cấu trúc chương trình đào tạo đáp ứng

nhu cầu xã hội 13.8 27.4 58.8

Qua bảng số liệu có thể thấy, nhà trường đã có những giải pháp thiết thực nhằm đưa hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó việc thiết kế mục tiêu chương trình đào tạo đang được người học và người dạy đánh giá thực hiện ở mức độ khá cao, chiếm gần 70%, tiếp đến là quản lý cấu trúc chương trình đào tạo và sau cùng là quản lý nội dung chương trình đào tạo (40,5%).

Như vậy, rõ ràng có thể nhận thấy rằng, hoạt động khảo sát lấy ý kiến đánh giá người học, người dạy và người sử dụng lao động về chương trình đào tạo hàng năm đã góp phần khơng nhỏ trong kết quả khảo sát trên. Dựa trên kết quả thu thập được hàng năm nhà trường đã có những thay đổi, điều chỉnh tích cực nhằm đưa mục tiêu và cấu trúc chương trình đào tạo gắn chặt với chương trình đào tạo. Tuy nhiên về nội dung đào tạo vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp và việc quản lý nội dung này chủ yếu vẫn ở mức trung bình.

Nguyên nhân của thực trạng trên là bởi mặc dù đánh giá việc áp dụng chương trình khung của Bộ Lao động thương binh xã hội đang còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn nhưng vì các cơ sở dạy nghề chưa có quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình dạy nghề nên việc điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo là điều chưa thể thực hiện trong bối cảnh giai đoạn của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)