Quy trình đánh giá kết quả đào tạo của trường CĐN Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 97)

(người sử dụng lao động), trong q trình đào tạo chủ yếu người có quyền đánh giá học sinh là giáo viên dẫn đến có tình trạng đánh giá chưa thật đúng đắn và khách quan.

Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và chất lượng trong tương lai của trường CĐN Long Biên, tác giả đề xuất quy trình tổ chức thi và đánh giá học sinh, sinh viên đối với nghề May tại trường cao đẳng nghề Long Biên được thực hiện như sau:

Lưu đồ 5: Quy trình đánh giá kết quả đào tạo của trường CĐN Long Biên Biên

Xây dựng lịch thi

Phân công cán bộ coi thi và giám sát

In sao, đóng gói đề

Tổ chức thi

Chấm thi Xây dựng kế hoạch thi

Nhập điểm, xử lý, in bảng điểm

Thanh toán và giải quyết các vấn đề sau thi

Nội dung cụ thể của quy trình

Bước 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi.

Kế hoạch tổ chức thi được thực hiện sau khi kết thúc mỗi môn học module và trước khi chuẩn bị thi tốt nghiệp 02 tháng. Việc tổ chức thi được áp dụng đối với mọi đối tượng nếu đạt các yêu cầu trong quy chế 14

Bước 2. Xây dựng lịch thi

Lịch thi được xây dựng trước thời gian thi 04 tuần và nêu rõ các nội dung về thời gian, phịng thi, module/ mơn học và hình thức thi (Lý thuyết/ thực hành). Sau đó được cơng khai và gửi về khoa để thơng báo tới học sinh

Bước 3. Phân công cán bộ coi thi

Cán bộ coi thi được khoa mời và lập danh sách gửi Phòng đào tạo, trên cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ coi thi là: cán bộ coi thi là những người có đủ trình độ, kỹ năng để thực hiện công tác coi thi; là người không trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn/ module được tổ chức thi hoặc là đại diện doanh nghiệp mà học sinh tham gia trong quá trình học tập và thực tập.

Định mức mỗi phịng thi ít nhất 02 cán bộ coi thi, trong đó phải đảm bảo có ít nhất 01 người là đại diện của doanh nghiệp tham gia. Đối với thi tốt nghiệp tổ chức thi và đánh giá theo quá trình thực hiện cơng việc vì vậy, thành phần coi thi và chấm thi được quy định: mỗi một cán bộ coi thi + chấm thi (ban giám khảo) theo sát từ 3-5 học sinh, sinh viên.

Định mức giám sát thi của mỗi đợt thi cũng gồm ít nhất 01 thành viên, trong đó 1 người là đại diện phịng đào tạo

Trước khi thi 02 tuần, phòng đào tạo gửi thư mời các cán bộ có trong danh sách đề xuất tham gia coi thi.

Bước 4. Bắt thăm, in sao và đóng gói đề thi

Đề thi kết thúc môn học/module được lấy ra từ ngân hàng đề thi của nhà trường. Các đề thi này đã được xây dựng và kiểm duyệt chặt chẽ bởi hội đồng khoa học nhà trường, trong đó có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp. Bởi vậy công tác bắt thăm và sao in đề thi được thực hiện khá thuận tiện và nhanh chóng. Trước thời gian 01 ngày thi đối với thi kết thúc môn học/ module và 01 giờ thi đối với thi tốt nghiệp, hội đồng thi/ phòng đào tạo sẽ tổ chức bắt thăm đề thi, kiểm tra đề thi và tổ chức sao in, đóng gói đúng số lượng thí sinh dự thi theo từng phòng và niêm phong cẩn mật.

Bước 5: Tổ chức thi

Tất cả các học phần thi đều được phịng đào tạo tổ chức thi theo hình thức thi chung, trước, trong và sau quá trình thi phòng đào tạo thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ kiểm sốt chặt chẽ q trình tổ chức thi và xử lý các vi phạm nếu có.

Bước 6: Chấm thi

Việc chấm thi được thực hiện bởi hội đồng chuyên gia của trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia LBC (bao gồm chuyên gia trong nhà trường, ngoài nhà trường và đại diện doanh nghiệp).

Việc chấm thi đối với bài thi thực hành được thực hiện theo quy định của quy trình đánh giá kỹ năng nghề quốc gia (mỗi giám khảo chấm từ 3-5 bài thi; một bài thi được chấm bởi ít nhất 03 người và tối đa là 05 người; nếu có sự chênh lệch điểm thi quá 0,5 điểm giữa các lần chấm thi thì hội đồng xem xét và đánh giá lại).

Đối với bài thi lý thuyết được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính thì kết quả bài thi của học viên do máy tính tự triết xuất. Bài thi lý thuyết theo hình thức tự luận do ít nhất 02 thành viên hội đồng chuyên gia chấm và không được chênh lệch nhau quá 0,5 điểm.

Kết quả bài thi được đánh giá là qua khi điểm thi đạt lớn hoăn hoặc bằng 5 điểm.

Bước 7: Nhập điểm, xử lý, in bảng điểm

Cơng việc này của Phịng đào tạo và thực hiện sau khi khi chấm thi xong

Bước 8: Thanh tốn chi phí thi và giải quyết các vấn để sau thi 3.3.5.4 Điều kiện thực hiện

- Nhà trường gắn kết chặt chẽ và huy động được sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và đánh giá kết quả người học.

- Doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ chun gia có trình độ sư phạm và có khả năng tham gia đánh giá chất lượng người học, đánh giá chương trình đào tạo

- Giáo viên và học sinh trong nhà trường nắm rõ vai trò của doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo

3.3.6. Biện pháp quản lí việc liên kết đào tạo nghề giữa Nhà trường và Doanh nghiệp nghiệp

3.3.6.1 Mục đích của biện pháp

Hồn thiện và đổi mới cơ chế quản lý kiên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ( TCT May 10 – CTCP) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, gắn mục tiêu, nội dung đào tạo với thực tiễn sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội

3.3.6.2 Nội dung biện pháp

- Rà sốt, đánh giá tình hình thực tiễn về hoạt động liên kết: đánh giá tổng thể hình thức, phương thức, nội dung và mức độ liên kết với DN hiện nay của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch và triển khai hồn thiện, đổi mới phương thức, hình thức và mức độ liên kết giữa nhà trường và DN-

3.3.6.3 Phương pháp tổ chức thực hiện

Quy trình thực hiện.

Bước 1. Rà sốt, đánh giá tình hình thực tiễn của hoạt động liên kết: Nhà trường và doanh nghiếp tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ liên kết trong các hoạt động của nhà trường và doanh nghiệp từ đó đưa ra những mặt đã làm được và mặt cần cải thiện trong công tác liên kết để đáp ứng yêu cầu trong tương lại

Bước 2. Xây dựng kế hoạch: Nhà trường cần đưa ra lộ trình cụ thể về việc liên

kết và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, để cả nhà trường và doanh nghiệp đều chủ động trong mọi hoạt động và đồng thời việc nhà trường sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp không phải là một rào cản mà là một thế mạnh để doanh nghiệp có thể dựa vào đó để phát triển

Bước 3. Tổ chức triển khai: Việc triển khai liên kết đào tạo giữa nhà trường

và doanh nghiệp cần thực hiện mối liên hệ hai chiều. Nhà trường cần tạo ra những cơ hội để thu hút cán bộ doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo của nhà trường. Ví dụ có thể thơng qua tổ tổ sản xuất, dịch vụ để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác đào tạo. Bởi tổ sản xuất ngồi chức năng chính là tạo mơi trường cho học sinh, sinh viên được học hỏi, rèn luyện kỹ năng và làm việc như một người lao dộng thực thụ thì nó cịn chức năng lớn thứ 2 nữa là hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi quyền lợi của doanh nghiệp, gắn với quyền lợi của đào tạo trong nhà trường thì việc thu hút cán bộ trong doanh nghiệp vào công tác đào tạo sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Bước 4. Kiểm tra đánh giá.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động liên kết của nhà trường và doanh nghiệp cần được thực hiện hàng tháng thông qua các buổi họp sơ kết của công ty và nhà trường. Trên cơ sở những mặt đã đạt được và mặt còn hạn chế nhà trường và doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại kịp thời cách thức triển khai hợp tác sao cho hiệu quả hơn

- Nhà trường và doanh nghiệp quyết liệt thực hiện công tác liên kết trong đào tạo để nâng cao chất lượng

- Nhà trường tạo được uy tín đối với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề để thế mạnh của nhà trường gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

3.3.7. Tăng cường quản lý bằng quy trình và tin học hóa trong các khâu, các hoạt động của quản lý hoạt động đào tạo nghề hoạt động của quản lý hoạt động đào tạo nghề

3.3.7.1 Mục đích của biện pháp

Đổi mới cơng tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đưa thực tế công việc và công tác đào tạo gắn bó mật thiết với nhau.

3.3.7.2 Nội dung biện pháp

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường: giảng dạy, quản lý hồ sơ, liên kết dạy nghề và cập nhật khoa học công nghệ.

3.3.7.3 Phương pháp tổ chức thực hiện

- Ứng dụng hệ thống thư điện tử, văn phòng điện tử phục vụ Quản lý và Đào tạo

Thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý đào tạo và chuyên môn, tạo điều kiên cho cán bộ giáo viên trong nhà trường và nhà trường với doanh nghiệp, với các đối tác bên ngồi trao đổi thơng tin kịp thời và hiệu quả, giảm chi phí văn phịng phẩm từng bước tin học hóa văn bản hành chính.

- Ứng dụng các công cụ tiện ích như google, facebook… để quảng bá hình ảnh của nhà trường và kết nối nhà trường với người học, người sử dụng lao động và xã hội.

Hiện nay có ngày càng nhiều các cơng cụ tiện ích từ mạng xã hội mà chúng ta có thể sử dụng miễn phí để quảng bá hình ảnh nhà trường và thực hiện các công việc một cách hiệu quả và nhanh nhất. Đặc biệt google là kênh tìm kiếm phổ biến nhất mà hiện nay chúng ta đang dùng. Thông qua hệ thống này chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được rất nhiều thơng tin từ xã hội, trong thời gian rất ngắn và không tốn bất cứ khoản chi phí nào, hay thay vì việc chúng ta phải tới gặp từng học sinh, từng doanh nghiệp, từng người sử dụng lao động để khảo sát thì nay với cơng cụ google drive việc kết nối trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng.

- Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý và đào tạo trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, như: Phần mềm tuyển sinh, quản lý điểm, quản lý học viên, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý tài chính, tổ chức thi… nâng cao

chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo

- Cán bộ giáo viên nhà trường nhận thức rõ về lợi ích của cơng nghệ thông tin trong bối cảnh mới

- Nhà trường quan tâm thu hút và tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng tin học và công nghệ thông tin.

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sơ đồ: 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường CĐN Long Biên

Biện pháp 1: Quản lý mục tiêu: gắn đào tạo nghề với thị trường lao động thông qua việc đổi mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm và phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng được coi là tiền đề cho việc thực hiện đúng mục tiêu “Sinh viên ra trường làm được việc ngay, không phải đào tạo lại”. Do vậy, giải pháp này được coi là khâu đột phá có tính quyết định cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Các biện pháp 2 và 3,4,5 mỗi biện pháp hướng tới hồn thiện một mặt trong cơng tác đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy nghề, là công cụ để nhà trường thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra

“SINH VIÊN RA TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐƯỢC NGAY KHÔNG

PHẢI ĐÀO TẠO LẠI”

Xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí . Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lưlượng đào tạo

Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề

Quản lí mục tiêu đào tạo: gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp Đổi

mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

Liên kết đào tạo nghề giữa Nhà trường và Doanh nghiệp Đổi mới nội dung

chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất.

Tăng cường quản lý bằng quy trình và tin học hóa trong các khâu, các hoạt động của quản lý đào tạo nghề Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và đào tạo nghề

Biện pháp số 6 là liên kết nhà trường với doanh nghiệp là công tác hiện nay rất nhiều cơ sở đang gặp khó khăn. Vì vậy để đạt được những kết quả đáng mừng trong cơng tác đào tạo như hiện nay thì yếu tố này có ý nghĩa vơ cùng to lớn.

Biện pháp số 7 đưa các biện pháp khác đạt tới mục tiêu nhanh hơn và chính xác hơn. Vì vậy việc kết hợp 7 biện pháp này sẽ mang tới cho công tác đào tạo của nhà trường diện mạo mới, thành công mới.

3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.5.1 Mục đích

Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia nhằm mục đích kiểm chứng lại tính cần thiết, tính khả thi và tính hợp lý của các biện pháp được luận văn đưa ra

3.5.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát

Phương pháp: tác giả sử dụng 2 phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, khả thi và hợp lý của biện pháp. Mỗi biện pháp được đánh giá ở các mức độ 1,2,3 trong đó 1 là mức độ thấp nhất và 3 là mức độ cao nhất.

Đối tượng khảo sát: Tác giả xin ý kiến của 10 nhà sử dụng lao động là giám đốc các xí nghiệp, 10 giảng viên thỉnh giảng và 10 chuyên gia của Tổng công ty May 10.

3.5.3 Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát tính cần thiết, khả thi và hợp lý của các biện pháp đưa ra đều tương đối cao, cụ thể qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi và hợp lý của các biện pháp TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Tính hợp

1 Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất.

2.97 2.97 3

2 Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề

2.85 2.83 2.8

3 Huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

2.91 2.78 2.81

4 Xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.

2.83 2.86 2.89

5 Đổi mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển

sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất

lượng công tác tuyển sinh

6 Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo

2.8 2.85 2.85

7 Liên kết đào tạo nghề giữa Nhà trường và Doanh

nghiệp

2.79 2.76 2.83

8 Tăng cường quản lý bằng quy trình và tin học hóa trong các khâu, các hoạt động của quản lý đào tạo

3 2.86 2.82

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng ở chương 1 và chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 97)