Một số biện quảp quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 77)

trường Cao đẳng nghề Long Biên

3.3.1. Biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo: gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp động và sự tham gia của doanh nghiệp

a/ Đổi mới và nâng cao vai trò của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

3.3.1.a.1 Mục đích biện pháp

Có một tổ chức chuyên trách hoạt động tốt các vai trị, vị trí của mình trong hoạt động đào tạo của nhà trường..

Xác định được tương đối chính xác nhu cầu đào tạo của xã hội về cả chất lượng và số lượng đối với công tác đào tạo nghề may thời trang.

Cơng tác tuyển sinh của nhà trường có chất lượng, nhà trường đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh khả thi và hiệu quả. Thu hút được những HSSV có nhu cầu

học nghề chính đáng, làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

3.3.1.a.2 Nội dung của biện pháp

Tăng cường triển khai nhiệm vụ và hoạt động trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm.

Hoàn thiện quy chế hoạt động và quy trình thực hiện các cơng việc của trung tâm

3.3.1.a.3 Phương pháp tổ chức thực hiện

- Xác định nhiệm vụ và các hoạt động của trung tâm. Trung tâm có các nhiệm vụ chính sau đây:

+ Làm đầu mối thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo nghề của xã hội (Thu thập thông tin về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước, địa phương cũng như ngành Dệt may, thông tin của doanh nghiệp: số lượng, chất lượng, yêu cầu đối với người lao động; thu thập thông tin từ học sinh THPT và thông tin từ học sinh đã tốt nghiệp)

+ Phân tích nhu cầu xã hội về đào tạo nghề để tuyển sinh phù hợp

+ Tư vấn nghề cho học sinh phổ thông và người muốn học nghề để nâng cao chất lượng tuyển sinh.

- Hoàn thiện quy chế hoạt động của trung tâm

Quy chế hoạt động của trung tâm ngoài những quy định chung như: Là đơn vị trực thuộc trường, chịu sự quản lý của Hiệu trưởng thực hiện công tác tư vấn, khảo sát nhu cầu và tuyển sinh; Được tự chủ về hoạt động chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ và đảm bảo việc thu chi và thực hiện các quy định theo quy định của nhà trường. Trung tâm phải xác định rõ cơ cấu trong tổ chức của mình phải gồm ít nhất 2 thành phần: Cán bộ cơ hữu trong nhà trường và cán bộ đại diện doanh nghiệp tổng công ty May 10 – CTCP hoặc người trực tiếp sử dụng lao động tham gia.

- Quy trình hóa các hoạt động chủ yếu của trung tâm.

Các nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm của trường CĐN Long Biên là: Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và tư vấn nghề cho học sinh

+ Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề: Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề bao gồm

khảo sát nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu học nghề của người có nhu cầu học (Người có nhu cầu học = HSPT + người có nhu cầu học)

Lưu đồ 1: Quy trình khảo sát nhu cầu đào tạo nghề tạiTrường CĐN Long Biên Biên

+ Tư vấn nghề cho học sinh

Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh và các đối tượng khác muốn học nghề là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động tuyển sinh của nhà trường. Kết quả của hoạt động này tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng học sinh đầu vào hàng năm của nhà trường, đồng thời còn giúp các em thỏa mãn nhu cầu, chọn được nghề phù hợp để học và có điều kiện phát triển được năng lực nghề nghiệp của mình

Để hoạt động tư vấn hướng nghiệp của nhà trường có hiệu quả, tác giả đề xuất thực hiện quy trình gồm các bước:

Nhu cầu đào tạọ nghề

Thiết kế nội dung khảo sát Xác định khu vực khảo sát

Tổ chức khảo sát thử

Xử lý kết quả khảo sát thử

Tổ chức khảo sát đại trà

Xử lý kết quả khảo sát

Phân tích, đánh giá kết quả để xác định nhu cầu

Lưu đồ 2: Quy trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại trường CĐN Long Biên

Nội dung cụ thể của từng bước như sau:

- Bước 1. Tổ chức cho các đối tượng có nhu cầu học nghề tham quan doanh nghiệp và tìm hiểu về các vị trí cơng việc của nghề May thời trang.

Bước đầu tiên của quá trình tư vấn nghề nghiệp là tổ chức cho học sinh đi thăm quan thực tế tại các doanh nghiệp, qua quá trình tư vấn, chọn lọc ra những em có quan tâm đến nghề hoặc đang băn khoăn chọn nghề để tổ chức thăm quan, qua đó để cho các em tìm hiểu sâu hơn về nghề May, được tiếp xúc với môi trường kỷ luật doanh nghiệp và tác phong công nghiệp của doanh nghiệp.

Lựa chọn những vị trí cơng việc trong các cơng ty để cho các em được tiếp xúc như: Bộ phận phòng kỹ thuật; Bộ phận May mẫu công nghiệp; Các tổ (tổ cắt, tổ là, tổ may cụm thân,…)

Qua đó để học sinh hiểu hơn về các nghiệp vụ cần thiết của nghề May, qua đó định hình được các bước cơng việc sau này mình sẽ đảm nhiệm nếu theo học nghề tại trường.

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp Tổ chức tham quan doanh nghiệp cho các đối tượng có nhu cầu học nghề

Giới thiệu về trường CĐN Long Biên

Giới thiệu về nghề May thời trang và các vị trí cơng việc

Tiếp xúc, trao đổi với từng học sinh và tư vấn để học sinh sơ bộ chọn nghề

Phân nghề tạm

Lưu hồ sơ

Tuyển chọn nghề và phân nghề chính thức

- Bước 2. Giới thiệu về nhà trường và khả năng đào tạo của nhà trường

Cán bộ tuyển sinh giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường, Các ngành nghề hiện nay đang đào tạo, quy mô tuyển sinh hàng năm của mỗi nghề, điều kiện học tập, thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp,

- Bước 3. Giới thiệu nghề May thời trang và các vị trí cơng việc của người học sau tốt nghiệp

Giới thiệu về nghề May, vị trí, vai trị, tầm quan trọng và triển vọng phát triển của nghề May trong nền kinh tế.

Mỗi một nghề cần có những đặc điểm tâm sinh lý nhất định phù hợp với nghề, nghề May cũng vậy, chính vì vậy cần phải phổ biến cho học sinh những đặc điểm cần có của những người muốn theo học nghề, tránh trường hợp người chọn sai nghề, không phù hợp với bản thân.

Điều đặc biệt phải phân tích cho sinh viên hiểu với đặc điểm của trường bên cạnh doanh nghiệp sẽ cam kết bố trí việc làm cho sinh viên nghề May ra trường ngay tại những doanh nghiệp thuộc Tổng công ty May 10 nơi mà các em đang học và thực tập, đó là một lợi thế mà khơng phải trường đào tạo nào cũng có được.

- Bước 4. Tiếp xúc, trao đổi với từng học sinh và tư vấn để học sinh sơ bộ chọn nghề

Sau khi tư vấn tại các lớp và tổ chức cho học sinh thăm quan doanh nghiệp, Cán bộ tuyển sinh sẽ triển khai tư vấn chuyên sâu cho những em quan tâm đến nghề May thông qua phiếu khảo sát trong quá trình thăm quan, gặp gỡ từng lớp, từng nhóm học sinh quan tâm để tìm hiểu năng lực, khả năng của từng em qua đó có phương pháp tư vấn hợp lý.

Bước 5. Tiến hành phân tích nghề tạm

Đây là bước quan trọng để xác định xu hướng học nghề của học sinh từng năm theo khu vực.

Sau khi học sinh viết phiếu đăng ký học nghề tại trường, Cán bộ tuyển sinh sẽ thống kê chi tiết và phân tích xu hướng học nghề đối với từng nghề, từng khu vực qua đó có biện pháp tuyển sinh và tuyên truyền phù hợp.

- Bước 6. Tuyển chọn nghề và phân nghề chính thức.

Sau khi có phiếu đăng ký học nghề của học sinh, nhà trường sẽ nhập phần mềm quản lý, xác định em nảo đủ điều kiên vào trường sẽ tiến hành sơ tuyển hồ sơ và phát giấy gọi nhập học cho học sinh,

Lưu ý trong quá trình tuyển chọn nghề và phân nghề cho học sinh cần phải phù hợp với các tiêu chí sau:

+ Phù hợp về trình độ học vấn, lý lịch, điều kiện gia đình và thể lực của học sinh;

+ Phù hợp về mặt tâm, sinh lý và nguyện vọng, hứng thú cũng như khuynh hướng nghề nghiệp của học sinh;

+ Phù hợp với khả năng đào tạo của nhà trường.

Khi thực hiện 3 yêu cầu này cần linh hoạt bởi trong học nghề các yếu tố này khơng phải có hội tụ ở đầy đủ mỗi con người. Căn cứ vào kết quả khảo sát này để hội đồng tuyển sinh nhà trường trình Hiệu trưởng ra quyết định phân nghề chính thức hoặc các quyết định khác phù hợp với mỗi học sinh.

VD: học sinh không đủ năng lực học hệ cao đẳng có thể tư vấn lại cho học sinh đăng ký học hệ Trung cấp, sơ cấp,…

3.3.1.a.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường và TCT May 10 cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm trong nhà trường.

Nhà trường cần bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, có đầy đủ năng lực để thực hiện việc khảo sát nhu cầu đào tạo và tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Trường cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các trường phổ thông và các doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động của mình.

b/ Phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo

3.3.1.b.1 Mục đích biện pháp

- Đưa hoạt động đào tạo của nhà trường đi đúng với nhu cầu của xã hội, từ

khâu xác định mục tiêu, tới thiết kế nội dung chương trình, tổ chức đào tạo tới đánh giá người học đều theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn công việc.

3.3.1.b.2 Nội dung của biện pháp

- Thu hút doanh nghiệp tham gia vào công tác biên soạn và thẩm định chương trình đào tạo

- Thu hút và tạo điều kiện cho các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia đào tạo giáo viên và giảng dạy đào tạo nghề tại nhà trường.

- Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia vào khâu kiểm tra, đánh giá xếp loại người học sau khi kết thúc mơn học/ module hoặc chương trình đào tạo

- Tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp và nhà trường thơng qua quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự (đào tạo nhân sự mới tuyển dụng và đào tạo cập nhật công nghệ, khoa học kỹ thuật hàng năm dành cho nhân sự cũ)

+ Tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới:

Việc tuyển dụng nhân sự cần thực hiện chặt chẽ với sự tham gia đánh giá của cả hội đồng tuyển dụng của tổng công ty và hội đồng tuyển dụng của nhà trường. Việc tuyển dụng cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Lựa chọn hồ sơ và phỏng vấn vòng 1

Ứng viên đạt tiêu chuẩn qua lòng loại hồ sơ được tham gia trực tiếp vào vòng phỏng vấn, với sự tham gia của hội đồng tuyển dụng nhà trường (Hội đồng tuyển dụng gồm: Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, trưởng phịng Tổ chức hành chính, Trưởng Khoa May và thiết kế thời trang, Chuyên viên Tuyển dụng). Tiêu chuẩn để lựa chọn ứng viên trong vòng này là ngoài những yếu tố bắt buộc về bằng cấp, chứng chỉ; kỹ năng liên quan tới cơng tác giảng dạy nghề May thì cần: có kinh nghiệp hoặc u thích mơi trường sản xuất trong doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá chun mơn

Ứng viên vượt qua vịng 1 được trải nghiệm qua vịng đánh giá chun mơn bằng cách thực hiện bài thi về thiết kế và may một sản phẩm (áo sơ mi, quần âu, trang phục dạ hội, áo dài hoặc veston) thực hiện sản phẩm hoàn chỉnh trong thời gian 4 giờ đến 8h theo các tiêu chuẩn và chuẩn mực như một bài thi tốt nghiệp của sinh viên cao đẳng nghề hoặc đánh giá kỹ năng nghề bậc 2. Hội đồng đánh giá kết quả tay nghề ứng viên do Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề phụ trách.

Bước 3: Đánh giá tính thích ứng với mơi trường nhà trường gắn với doanh nghiệp

Ứng viên đạt yêu cầu phần thi chuyên môn sẽ tham gia vào môi trường doanh nghiệp để tiếp xúc, làm quen văn hóa, kỷ luật doanh nghiệp và tiếp cận, cập nhật khoa học công nghệ trong thời gian 01 tháng tại các xí nghiệp thành viên của Tổng cơng ty May 10. Nhiệm vụ chủ yếu của người lao động trong thời gian này là: tiếp xúc, học hỏi, hội nhập văn hóa, kỷ cương lao động và quy trình sản xuất các mặt hàng may mặc của xí nghiệp; Tham gia cơng tác giảng dạy (làm trợ giảng hoặc giáo viên) cùng với giáo viên của nhà trường hoặc cán bộ đào tạo trong doanh nghiệp trong lớp đào tạo người lao động mới của công ty; Tiếp cận khoa học công nghệ và rèn luyện tay nghề trên dây chuyền sản xuất trực tiếp. Trong thời gian làm việc có sự theo dõi, đánh giá của cán bộ phụ trách trong doanh nghiệp.

Cơng tác phỏng vấn vịng 2 được thực hiện bởi hội đồng tuyển dụng công ty (đại diện ban lãnh đạo cơng ty May 10, Hiệu trưởng, Trưởng phịng tổ chức tổng công ty và hội đồng giáo viên nhà trường. Trong vòng này, ứng viên cần thực hiện các công việc cụ thể là: chuẩn bị và giảng dạy một bài học bất kỳ liên quan tới chuyên ngành dự tuyển (nghề May) trước hội đồng giáo viên và hội đồng tuyển dụng của tổng công ty; Tự đánh giá và nhận xét về quá trình làm việc 01 tháng tại các xí nghiệp của Tổng cơng ty; Trả lời các câu hỏi phỏng vấn của hội đồng tuyển dụng. Ứng viên đạt yêu cầu là ứng viên có bài giảng được chuẩn bị và thực hiện tốt, được hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao; Nắm bắt được cơng việc, thích nghi với văn hóa, kỷ cương doanh nghiệp trong thời gian thực tập và được đại diện doanh nghiệp đánh giá tốt.

Bước 5. Thử việc

Người lao động đạt ở vòng phỏng vấn thứ 2 được tham gia vào hoạt động của nhà trường và thử việc trong thời gian 01- 02 tháng (ký hợp đồng thử việc trực tiếp với TCT)

Bước 6: Đánh giá kết quả và ký hợp đồng chính thức

Sau thời gian 02 tháng thử việc, ứng viên sẽ phải làm bài thu hoạch, bài cảm nhận về cơng việc, về văn hóa doanh nghiệp, những điều mình đã học hỏi được, sau đó người được thủ trưởng đơn vị phân công hướng dẫn công việc cho ứng viên sẽ viết bản đánh giá nhân viên trong thời gian thử việc về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với cơng việc và để xuất có ký hợp đồng dài hạn với ứng viên đó hay khơng, sau đó trình BGH phê duyệt và chuyển phòng nhân sự làm thủ tục ký hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm.

+ Đào tạo cập nhật khoa học công nghệ trong dây chuyền sản xuất theo định kỳ đối với nhân sự chính thức của nhà trường.

Qụy trình thực hiện cơng tác đào tạo cập nhật công nghệ được thực hiện như sau:

Bước 1: Hàng năm định kỳ 2 lần/ năm (tháng 7 và tháng 1) khoa May và thiết kế thời trang xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cập nhật khoa học công nghệ dành cho đội ngũ giáo viên và cán bộ trong khoa

Giáo viên đăng ký chương trình học tập, vị trí cơng tác thực tiễn trong dây chuyền sản xuất để học tập và bồi dưỡng (ví dụ: nhân viên phịng kỹ thuật, vị trí tổ trưởng tổ, kiểm hóa, điều động…)

Bước 2: Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật

Giáo viên, cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào công việc trong doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)