Quy trình thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 92)

Nội dung quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Khảo sát, phân tích đánh gía nhu cầu doanh nghiệp về diện nghề và trình độ kỹ năng ở từng vị trí lao động mà họ đang có nhu cầu về nhân lực đề các định các module cần đào tạo: Nhà trường thực hiện việc tham khảo các chương

Xác định nhu cầu doanh nghiệp về diện nghề và yêu cầu về trình độ kỹ năng Xác định mục tiêu đào tạo và lựa chọn

các module nghề

Thiết kế nội dung các module nghề theo vị trí cơng việc

Tổ chức các hoạt động dạy học, quản lý quá trình đào tạo

Xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá

Lưu hồ sơ

Triển khai thí điểm

Nhu cầu xây dựng chương trình

Hiệu chỉnh và thống nhất

Thẩm định chương trình đào tạo

Áp dụng chương trình đào tạo

Đánh giá, khảo sát và thẩm định thường kỳ CTĐT

trình đào tạo tiến bộ nghề May và thời trang của các trường trong và ngoài tập đoàn Dệt may, đồng thời căn cứ vào thực trạng tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp để thiết kế chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt và liên thơng. Qua đó tạo ra được chương trình đào tạo và các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu cá nhân, nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu địa phương nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo nghề dài hạn mà nhà trường yêu cầu.

Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung của các module nghề

+ Xây dựng mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo là những năng lực mà học sinh phải đạt được sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo. Mục tiêu đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động để học sinh sau tốt nghiệp có việc làm ngay và khơng phải đào tạo lại. Do vậy, mục tiêu phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất cầu của doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo của khóa học phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp và chuẩn cơng nghiệp, có nghĩa là mục tiêu phải phản ánh được các tiến bộ của khoa học và công nghệ được áo dụng trong sản xuất và phụ thuộc vào việc phân công lao động trong sản xuất của từng doanh nghiệp.

Bước 3: Thiết kế nội dung các module theo vị trí cơng việc

Chương trình theo vị trí cơng việc là một phần của chương trình khung, được thiết kế trọng vẹn từ mục tiêu đến đầu ra, bao gồm đẩy đủ các nội dung đào tạo và nội dung kiểm tra, đánh giá theo năng lực đầu ra để sau khi học xong người học có thể được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận để làm việc. Mỗi chương trình theo vị trí cơng việc bao gồm một số module, mỗi module là một hoặc một số công việc của nghề.

Với phương thức đào tạo theo năng lực, nội dung chương trình đào tạo module được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để thực hiện công việc của nghề. Thời gian đào tạo cho một chương trình theo vị trí cơng việc kéo dài từ 3 đến 6 tháng do vậy nội dung của chương trình được tinh giản tối đa, học sinh chủ yếu học thực hành và lý thuyết chỉ là kiến thức bổ trợ cho học sinh thực hiện quy trình và kỹ năng

Việc thiết kế chương trình cần thực hiện theo các bước sau:

+ Lựa chọn những nội dung trong các chương trình đào tạo hiện đại đã tham khảo/ chương trình khung của Bộ LĐTBXH phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường

+ Tinh giản nội dung: Cắt giảm những nội dung không cần thiết, tăng thời lượng thực hành nghề và giảm thời lượng học lý thuyết sao cho đảm bảo người học nghề sau khi hồn thành module nghề có khả năng làm chủ tay nghề của bản thân.

+ Hiện đại hóa nội dung: Dạy nghề là hoạt động khơng thể cố hữu theo 1 nội dung, bởi dạy nghề nhằm đào tạo ra đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngững của tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất. Bởi vậy, trong việc thiết kế chương trình dạy nghề cần phải linh hoạt và tăng cường tính hiện đại hóa trong nội dung đào tạo.

+ Bổ sung nội dung còn thiếu theo yêu cầu của doanh nghiệp ( tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi – nội dung phải thay đổi cho phù hợp)

+ Phân tích, điều chỉnh, bố trí các nội dung cịn lại của chương trình khung (chính trị, pháp luật…)

Bước 4. Tổ chức các hoạt động dạy học và quản lý quá trình dạy học

Trên cơ sở nội dung module được thiết kế ban xây dựng chương trình cần đưa ra được lộ trình cụ thể và cách thức triển khai nội dung cho phù hợp với mục tiêu và đặc điểm đối tượng người học, trong đó nêu bật được nhiệm vụ của nhà trường và doanh nghiệp trong công tác triển khai đào tạo nghề, cách thức phối hợp và triển khai chương trình như thế nào để phù hợp nhất.

Bước 5. Xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá

Từ nội dung và phương pháp tiến hành triển khai chương trình ban xây dựng chương trình sẽ xác định một số các kỹ thuật, phương tiện thích hợp để đánh giá chất lượng của người học và xác định liệu mục tiêu của chương trình có đạt được hay khơng.

Bước 6. Triển khai thí điểm

Chương trình đào tạo cơ bản được hoàn thành xong phải được triển khai thí điểm trên các nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ tại trường CĐN Long Biên chương trình này được áp dụng triển khai thí điểm trên 2 nhóm đối tượng: nhóm nhỏ đối tượng mới nhập học trình độ cao đẳng nghề và nhóm nhỏ đối tượng là sinh viên năm 2 cao đẳng nghề để từ đó đưa ra những phân tích về kết quả thực hiện chính xác nhất đối với từng đối tượng.

Bước 7. Hiệu chỉnh và thống nhất

Kết quả của q trình triển khai thí điểm là cơ sở để ban xây dựng chương trình đưa ra những điều chỉnh. Trên cơ sở xác định sự biến động về nhu cầu và khả

năng, nguồn lực và thực tế sư phạm điều chỉnh sao cho chương trình đào tạo mới có thể thích ứng với tối đa các lớp học.

Bước 8. Thẩm định chương trình đào tạo nghề

Sau khi có những căn cứ kết quả và điều chỉnh chương trình cho phù hợp, hội đồng thẩm định chương trình của nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng và có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp, của các chuyên gia đào tạo bên ngoài trường, hội đồng thẩm định sẽ tiến hành họp và thẩm định lại chương trình đào tạo.

Trên cơ sở có trên ¾ ý kiến tán thành với chương trình đào tạo được đưa ra thì hội đồng thẩm định sẽ báo cáo và trình hiệu trưởng ban hành chương trình chính thức, áp dụng triển khai trên tất cả các lớp tại nhà trường.

Bước 9: Tổ chức áp dụng tồn trường chương trình đào tạo

Chương trình được ký duyệt và ban hành được áp dụng trên quy mơ tồn trường và được triển khai, theo dõi, đánh giá theo đúng quy định và quy trình trong quản lý hoạt động đào tạo nghề.

Bước 10: Khảo sát, đánh giá và điều chỉnh lại chương trình theo định kỳ

Định kỳ hành năm, sau khi được áp dụng, chương trình sẽ được khảo sát và đánh giá lại thông qua phiếu khảo sát người học, người dạy và người sử dụng lao động. Nếu chương trình có nhiều điểm bất cập hoặc khơng phù hợp với xu thế phát triển hiện nay thì được điều chỉnh, bổ sung và thực hiện theo đúng quy trình xây dựng chương trình.

3.3.2.4 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu, phòng đào tạo và hội đồng khoa học nhà trường có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của đào tạo theo vị trí cơng việc đáp ứng nhu cầu người học và doanh nghiệp

- Nhà trường và doanh nghiệp là hai cá thể không thể tách rời.

3.3.3. Biện pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí . cán bộ quản lí .

3.3.3.1 Mục đích của biện pháp

Để nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn với quy định. Đội ngũ quản lý có nhận thức đúng đắn về hoạt động đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay và có năng lực để quản lý đào tạo theo MKH đáp ứng nhu cầu xã hội

Đội ngũ giáo viên nhà trường có năng lực sư phạm để đảm bảo việc dạy học tích hợp, đánh giá kết quả đào tạo theo module; có các kỹ năng về ngoại ngưc, tin

học và tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại cũng như cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế trong đào tạo

Nội dung biện pháp

a/ Nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQL trong nhà trường -Tổ chức các lớp bồi dưỡng lãnh đạo về một số nội dung

+ Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay

+ Quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo; lập kế hoạch, triển khai đào tạo và quản lý việc đánh giá đào tạo

+ Quản lý phương thức đào tạo theo module và đào tạo nghề theo MKH + Quản lý liên kết, hợp tác doanh nghiệp trong triển khai và đánh giá đào tạo -Cử CBQL tham gia các khóa đào tạo quản lý giáo dục như: Nghiệp vụ quản lý, đào tạo Cao học hoặc NCS về quản lý giáo dục và quản lý doanh nghiệp để làm cán bộ chủ chốt cho nhà trường.

b/ Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên

- Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên với một số nội dung sau:

+ Nâng cao nhận thức của GV về đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay + Bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên

+ Bồi dưỡng phương thức đào tạo nghề theo module và đào tạo nghề theo MKH

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề

+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập trong đào tạo nghề theo MKH và chuẩn công nghiệp.

- Hằng năm tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ, chun mơn cho giáo viên tại trường và doanh nghiệp. Hoặc cử giáo viên đi nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 92)