Nguyên tắc lựa chọn biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 76 - 77)

Để đề xuất được các biện pháp quản lý đào tạo ở trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý giáo dục của nhà nước ta và tiếp cận được các xu hướng của thời đại một cách có chọn lọc, đồng thời có tính thực tiễn và kế thừa được thực trạng quản lý đào tạo hiện nay, phải căn cứ vào một số nguyên tắc sau đây:

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu:

Việc đề xuất các biện pháp phải hướng tới việc thực hiện chủ trương của nhà nước về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội để đào tạo gắn với sử dụng, mặt khác chất lượng và hiệu quả quyết định sự sống còn của mọi tổ chức, do vậy các biện pháp phải hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường để trường có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh.

Các biện phápphải dựa trên khả năng và yêu cầu của nhà trường và doanh nghiệp trong điều kiện thực tiễn nước ta hiện nay, mặt khác đổi mới quản lý là một quá trình, phải thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành tự đã có, chọn lọc những cái mới, phù hợp hơn để đổi mới từng bước, từng bộ phận, khơng thể nóng vội, từ bỏ hết cái cũ để làm lại mới từ đầu. Hiện nay các trường dạy nghề đang quản lý đào tạo chủ yếu theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, theo chỉ tiêu đào tạo được giao và theo chương trình khung do nhà nước ban hành, do vậy việc đổi mới quản lý đào tạo được thực hiện từng bước theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, chưa thể đổi mới một cách toàn diện mà chỉ lựa chọn một số biện pháp có tính thực tiễn cao.

3.2.3. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện phápđề xuất phải đem lại chất lượng và hiệu quả trong quản lý nhà trường và quản lý chất lượng đào tạo. Đổi mới phải tiếp cận được các mơ hình đào tạo hiện đại để mang lại hiệu quả cao nhằm tăng nguồn lực và giảm chi phí đào tạo cho nhà trường và cuối cùng là nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện phápđược đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để đổi mới quản lý chất lượng của nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của trường và từng doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)