Về mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 55 - 58)

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường CĐN

2.4.1. Về mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong nhà trường. Đối với giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu đào tạo phải gắn với thị trường lao động và sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngành nghề được đào tạo. Sản phẩm của đào tạo nghề là nguồn lao động có kỹ thuật, có trình độ tay nghề, có tác phong thái độ công việc tốt… phù hợp với yêu cầu của xã hội. Mục tiêu đào tạo cần được xác định trên cơ sở: nhu cầu của nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở đó xác định mục tiêu đào tạo cụ thể nhà trường và việc xác định các nhu cầu này để làm nên mục tiêu ở mỗi cơ sở là khác nhau.

Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo của trường CĐN Long Biên cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Mức độ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo của khóa học (Đơn

vị: %)

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%)

Yếu Trung bình Tốt

1 Nhu cầu người học 28,7 45,6 25,7

2 Nhu cầu doanh nghiệp 21,2 34,5 44,3

3 Nhu cầu vùng, miền và địa

phương 45,7 24,1

30,2

Qua kết quả khảo sát cho thấy, việc xác định nhu cầu đào tạo của nhà trường đang thực hiện ở mức trung bình và chưa tận dụng triệt để được các lợi thế sẵn có của nhà trường. Các mức độ xác định nhu cầu từ người học, từ doanh nghiệp và từ vùng, miền địa phương cho thấy mục tiêu đào tạo của nhà trường chưa thực sự sát với yêu cầu thực tiễn. Kết quả khảo sát cho thấy, 44,3% ý kiến được khảo sát đánh giá việc xác định mục tiêu đào tạo từ nhu cầu doanh nghiệp của nhà trường đánh giá là tốt và đây cũng là tỉ lệ đánh giá tốt cao nhất trong 3 nội dung nhu cầu người học, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu vùng miền. Và ngược lại có tới hơn 45% ý kiến đánh giá việc xác định mục tiêu từ nhu cầu vùng miền, địa phương của nhà trường là yếu.

Nguyên nhân của hạn chế trên là bởi trên thực tế, khó khăn trong cơng tác tuyển sinh và đào tạo nghề là khó khăn chung của tồn bộ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống, việc nhà trường mở rộng triển khai hoạt động hướng nghiệp và đào tạo nghề May tại các tỉnh, vùng miền khơng có lợi thế về ngành Dệt May như các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La… nhằm đẩy mạnh thu hút người học tại các địa phương này là chưa hồn tồn hợp lý, bởi ở đó tập trung rất ít các doanh nghiệp Dệt May hoặc có nhưng quy mơ cịn nhỏ hẹp nên nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ít.

Qua khảo sát CBGV và NV về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện việc quản lý mục tiêu đào tạo của nhà trường đối với nghề May thời trang, cũng cho thấy kết quả như sau

Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL và GV về sự phù hợp và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu đào tạo

Yếu (1điểm) Trung Bình (2điểm) Tốt (3điểm) TB Thứ hạng Yếu (1điểm) Trung Bình (2điểm) Tốt (3điểm) TB Thứ hạng

1 Xác định cụ thể hóa mục tiêu cho nghề 0 62 238 2.793 1 0 94 206 2.687 2

2 Sản phẩm đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị

trường lao động 10 70 221 2.71 2 10 66 224 2.713 1

3 Quy định tiêu chuẩn trình độ đầu vào của người

học nghề 44 116 140 2.32 4 108 130 62 1.847 4

4 Quy định chất lượng đầu ra của người học (Kiến

thức, kỹ năng, thái độ) 20 69 211 2.637 3 19 70 211 2.64 3

Biện pháp quản lý

TT

Mức độ phù hợp Mức độ thực hiện

Như vậy để quản lý tốt mục tiêu đào tạo, nhà trường đã đưa ra các tiêu chí cụ thể để định hướng và kiểm soát mục tiêu. Qua khảo sát CBGV và NV trong nhà trường về mức độ phù hợp và mức độ thực hiện việc quản lý mục tiêu đào tạo của nhà trường đối với nghề May thời trang cho thấy các tiêu chí được đưa ra tương đối hiệu quả và sát với yêu cầu thực tiễn của đào tạo nghề. Điều này thể hiện ở cả mức độ phù hợp (giá trị trung bình đạt từ 2,3 đến 2,8) và mức độ thực hiện (chủ yếu tập trung ở khoảng trung bình 2,5 trở lên). Đồng thời thơng qua kết quả khảo sát cũng thấy rõ mức độ phù hợp và mức độ thực hiện cụ thể của từng tiêu chí nhà trường đã đưa ra để quản lý mục tiêu đào tạo nghề May thời trang. Theo đó việc xác định cụ thể hóa mục tiêu cho nghề và sản phẩm đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động của nhà trường là 2 tiêu chí được đánh giá phù hợp nhất và thực

hiện được tốt nhất, tiêu chí quy định trình độ đầu vào của người học được đánh giá thấp nhất ở cả mức độ phù hợp và mức độ thực hiện.

Ngun nhân có kết quả này là vì nhà trường có lợi thế là trường bên cạnh doanh nghiệp, các hoạt động của nhà trường luôn gắn liền với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công ty May 10 nên việc xác đinh mục tiêu và tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với nguồn lao động trong tương lai rất rõ ràng và gắn chặt với thực tiễn yêu cầu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của CBQL và GV về sự phù hợp và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu đào tạo

So với mục tiêu đã đề ra mức độ thực hiện ở từng tiêu chí cụ thể trong quản lý mục tiêu của nhà trường cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong quá trình triển khai đào tạo tại nhà trường. Nếu như mức độ phù hợp của xác định cụ thể hóa mục tiêu đào tạo cho nghề được đánh giá là phù hợp nhất (giá trị trung bình x = 2.793) thì kết quả thực hiện tiêu chí này lại xếp thứ 2 (giá trị trung bình x = 2,687) đứng sau kết quả thực hiện của tiêu chí sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (giá trị trung bình x = 2,713). Đáng lưu ý là sản phẩm của đào tạo là một phần trong mục tiêu đào tạo nhưng với những kết quả đánh giá từ việc thực hiện như trên thì mục tiêu đào tạo của nhà trường được xác định chưa thật chặt chẽ và toàn diện.

Sở dĩ tiêu chí quy định tiêu chuẩn trình độ đầu vào được đánh giá mức độ phù hợp và mức độ thực hiện thấp nhất là do những khó khăn trong cơng tác tuyển sinh đào tạo nghề (sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nghề, cạnh tranh giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học, cao đẳng; nhận thức của người học và xã hội trong tư tưởng trọng bằng cấp…) nên nhà trường phải điều chỉnh tiêu chuẩn đầu vào của người học để thu hút người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)