Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 69 - 70)

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề May thời trang tại trường CĐN

2.4.6. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo

Cơ cấu tổ chức

của nhà trường có mang lại nhiều thuận lợi cho người học đặc biệt là ở khâu kiểm tra, đánh giá, như:

Về tiêu chí đánh giá người học: Đội ngũ giáo viên của nhà trường bao gồm cả những người quản lý trực tiếp trong dây chuyền sản xuất hàng may cơng nghiệp vì thế những tiêu chí đánh giá người học sẽ có cái nhìn thực tế hơn từ chính cơng việc mà họ tham gia chứ khơng chỉ trên chương trình, sách vở.

Về công cụ đánh giá: Trường CĐN Long Biên ngoài chức năng nhiệm vụ là đào tạo nghề cịn có 3 trung tâm khác trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Dạy nghề: TT Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, TT đào tạo an toàn, vệ sinh lao động, TT Kiểm định chất lượng CSVC. Trong đó TTĐGKNNQG là công cụ vô cùng hữu ích cho người học nếu được nhà trường khai thác và sử dụng triệt để trong quá trình triển khai đào tạo.

Để khái quát được tình hình chung cơng tác quản lý việc đánh giá đào tạo của nhà trường, tác giả đã khảo sát cán bộ giáo viên trong nhà trường về hoạt động này và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.21 Tình hình quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo (Đơn vị: %) (Đơn vị: %)

TT Nội dung Mức độ thực hiện

Thấp Trung Bình

Cao

1 Quản lý công tác tổ chức thi, kết thúc môn học/ module

6.9 65.3 27.8

3 Quản lý việc tổ

ng kết đánh giá kết quả đào tạo các khóa học

7.2 55.9 36.9

4 Quản lý việc tổng kết đánh giá về tổ chức các khóa học

3.5 61.8 34.7

5 Quản lý việc doanh nghiệp/ cán bộ giáo viên ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo

0 43.8 56.2

6 Sử dụng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia vào hoạt động thi kết thúc module/ tốt nghiệp

65.5 22.1 12.4

Qua bảng khảo sát về công tác quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề Long Biên ta thấy rõ được những mặt mạnh cũng như mặt cịn hạn chế trong cơng tác tổ chức thi và xếp loại trong đào tạo nghề của nhà trường.

Với lợi thế về mơ hình và cấu tạo trong cơ cấu tổ chức, cơ cấu giáo viên của nghề May thời trang, trường cao đẳng nghề Long Biên hồn tồn có thể có mang lại cho xã hội sản phẩm là nguồn lao động tốt nhất, chất lượng nhất và đúng với tuyên ngơn đào tạo của mình “Sinh viên ra trường làm được việc ngay không phải đào tạo lại” nếu biết cách sử dụng triệt để lợi thế của mình. Hiện nay các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong đào tạo nghề May của nhà trường đều chủ yếu đạt ở mức trung bình. Riêng chỉ có hoạt động thi tốt nghiệp là được triển khai thực hiện tốt (chiếm trên 80%); sử dụng cán bộ trong doanh nghiệp và cán bộ giáo viên ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo cũng được đánh giá khá cao (56.2 đánh giá tốt) còn lại các mặt khác kết quả chưa thực sự đạt được như mong muốn. Trong đó đặc biệt phải nói đến một lợi thế mà nhà trường đang có nhưng chưa biết cách khai thác tốt đó là sử dụng trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia LBC tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề của nhà trường (với trên 65.5 % ý kiến được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện còn rất thấp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề may thời trang tại trường cao đẳng nghề long biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 69 - 70)