Các yếu tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo theoCĐR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 43 - 48)

1.5.1. Các yế ố k ác

1.5.1.1. Tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách, cơ chế QL của nhà nước

Chủ trương chính sách và cơ chế chính sách QL của Nhà nước đối với loại hình cơ sở GDNN là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học ở trung tâm theo CĐR. Sự phát triển và các hoạt động cơ bản của của các cơ sở GDNN luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ LĐ - TBXH. Việc dạy học và tổ chức các hoạt động của cơ sở GDNN nếu thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến đi khơng đúng hướng sự phát triển của đất nước, theo mục đích hành động của các cơ sở GDNN và hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động ở cơ sở GDNN.

1.5.1.2. Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào QL, kinh tế, xã hội.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục nghề nghiệp; sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của nó ở tất cả các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đang đang là đặc trưng của giai đoạn hiện nay. Tầm ảnh hưởng của khoa học và công nghệ là rất lớn đến QL quá trình đào tạo ở các cơ sở GDNN với nội dung QL các chương trình học dài hạn và ngắn hạn đem lại các kiến thức, các kỹ năng, năng lực nghề nghiệp trực tiếp cho người học, sẽ giúp cho người học lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức nghề nghiệp trực tiếp vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính vì thế sẽ dẫn đến việc QL q trình đào tạo theo hướng CĐR sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.

1.5.1.3. Tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; nhu cầu của địa phương về ngành nghề xã hội; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trung tâm giáo dục thường xun; trình độ dân trí và nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở GDNN, nhất là quản lý quá trình đào tạo theo hướng CĐR. Do vậy, cần có những đánh giá về tác động này để có những điều chỉnh, đổi mới từ hình thức, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chất lượng dạy học để đạt được các mục tiêu: phát triển người học tốt nhất, đưa tri thức vào thực tiễn nhanh nhất; dạy học phù hợp với người học, với địa phương và động viên mọi người đi học, hình thành nhu cầu học tập suốt đời cho mỗi thành viên của xã hội.

1.5.2. Các yế ố c

1.5.2.1. Tác động của các yếu tố thuộc về các trường Trung cấp

Điều đầu tiên bàn đến lãnh đạo của các nhà QL ở trường: nhận thức của các nhà QL ở các trường Trung cấp về quản lý quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Tri thức, kinh nghiệm QL, kĩ năng và năng lực QL của nhà QL. Ở đây cán bộ các trường Trung cấp phải có các phẩm chất nghề nghiệp của các nhà: nhà QL - nhà sư

phạm - nhà hoạt động xã hội. Sự nhanh nhạy, đánh giá và phân tích tình hình, định hướng chiến lược và quyết đoán, năng động của người lãnh đạo sẽ hạn chế được những mặt tồn tại nhất định của đơn vị mình, nâng cao được chất lượng QL.

Điều thứ hai là năng lực của giáo viên thể hiện ở việc giáo viên thiết lập chương trình và giáo trình đào tạo, thiết lập kế hoạch giảng dạy (giáo án), giảng dạy lý thuyết và thực hành, đánh giá KQHT của HS, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào giảng dạy, đặc biệt cịn thể hiện ở trình độ đào tạo và thực thi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong tham gia xây dựng và bổ sung chuẩn đầu ra.

Năng lực giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý quá trình đào tạo theo CĐR. Vì nếu các giáo viên có năng lực giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng các yêu cầu của CĐR thì nhất thiết giúp cho công tác quản lý của nhà trường thuận lợi và có kết quả cao.

Yếu tố mơi trường có thể chỉ ra là: mơi trường tâm lí, sự hợp tác làm việc, sự đồng thuận của cán bộ, GV ở các trường Trung cấp với lãnh đạo trường trong việc quản lý quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra; mơi trường làm việc; văn hóa tổ chức;...

1.5.2.2. Tác động từ mối quan hệ giữa các trường Trung cấp với các cơ sở thực tập, sản xuất, các công ty sử dụng lao động

Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các trường với các cơ sở giáo dục, cơ sở lao động địa phương có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học ở các trường Trung cấp theo CĐR như: tạo nguồn đầu vào (người học); đa dạng hóa người dạy; đáp ứng nhu cầu đào tạo; điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp với người học, nhu cầu thực tiễn địa phương;...

Tiểu kết chƣơng 1

Chuẩn đầu ra của mỗi ngành, nghề đào tạo là quy định mang tính cam kết giữa nhà trường với xã hội về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; vị trí việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành nghề đào tạo.

Trên cơ sở phân tích tài liệu lý luận, đề tài xác định và sử dụng các khái niệm cơ bản trong luận văn:

QLĐT là tác động của chủ thể QL đến các thành tố của QTĐT nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Quản lý đào tạo theo CĐR là tác động của nhà quản lý đến QTĐT thông qua quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra dưới tác động của bối cảnh nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

QL các yếu tố đầu vào: (1) Quản lý hoạt động xác định nhu cầu ĐTN, (2) Quản lý hoạt động xác lập và công bố CĐR, (3) Quản lý công tác quyển sinh; (4) Phát triển nội dung chương trình đào tạo; (5) Quản lý giáo viên (6) Quản lý người học; (7) Quản lý cơ sở vật chất;

QL quá trình dạy học: quản lý hoạt động dạy, (2) quản lý hoạt động học, (3) quản lý kiểm tra đánh giá, (4) Quản lí hoạt động thực hành, thực tập.

QL các yếu tố đầu ra: (1) Quản lý đầu ra bao gồm quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; (2) quản lý thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động.

QL điều tiết các yếu tố bối cảnh mà quá trình dạy học diễn ra: (1) Đường lối lãnh đạo của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước về phát triển KT-XH và phát triển GDNN; (2) Bối cảnh phát triển KT-XH đương đại (xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, kinh tế thị trường, sự phát triển của KH&CN; (3) Tác động của các yếu tố thuộc về các trường trung cấp; (4) Tác động từ mối quan hệ giữa các trường trung cấp với các cơ sở thực tập, sản xuất, các công ty sử dụng lao động.

Các kết quả nghiên cứu trên là các cứ liệu mang tính cơ sở lý luận sẽ định hướng cho việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn về đào tạo theo CĐR và quản lý quá trình ĐT theo CĐR của các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được trình bày tại chương 2 dưới đây.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. Giới thiệu khái quát về các trƣờng Trung cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Giới thiệu các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Sở Lao động –TBXH Khánh Hòa quản lý bao gồm 9 trường Trung cấp: Trường Trung cấp Nghề Ninh Hòa; Trường Trung cấp Nghề Vạn Ninh; Trường Trung cấp Nghề Cam Ranh; Trường Trung cấp Nghề Diên Khánh; Trường Trung cấp Nghề Cam Lâm; Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh; Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn; Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa; trường Trung cấp Kỹ thuật Miền Trung

Trong giới hạn của luận văn, Đó là: Trường Trung cấp Nghề Diên Khánh; Trường Trung cấp Nghề Ninh Hòa; Trường Trung cấp Nghề Cam Ranh;Trường Trung cấp Nghề Cam Lâm.

Khái quát về trụ sở, quá trình thành lập và phát triển, cơ cấu bộ máy, tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, thành tựu hoạt động của mỗi trường được thể hiện tại Phụ lục 1 của Luận văn. Qua quan sát trực tiếp, nghiên cứu các tài liệu, các văn bản tổng kết khoá học và năm học, phỏng vấn một số CBQL của các trường này, cho thấy:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của các trường là tương đồng nhau và đều nằm trong cơ cấu, bộ máy hoạt động đã được Sở LĐ-TB&XH phê duyệt.

- Các ngành nghề đào tạo là đa dạng, các nghề kỹ thuật chiếm đa số các nghề mà các trường đang thực hiện đào tạo.

- Cả năm trường đã tiến hành đào tạo theo CĐR cho tất cả các nghề. - Các trường có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn.

- Quy mô và chất lượng đào tạo của bốn trường được duy trì ổn định. Học sinh sau khi tốt nghiệp được thị trường lao động chấp nhận và có thu nhập ổn định trên 70%.

- Các đề tài nghiên cứu khoa học của các trường mang tính ứng dụng trong giảng dạy và học tập cũng như phục vụ đào tạo trong trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 43 - 48)