Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý quá trình đào tạo theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 110 - 111)

Trên đây là 7 biện pháp quản lý đào tạo tại các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa. Các nội dung của các biện pháp có quan hệ biện chứng đan xen nhau. Vì thế, khi tổ chức thực hiện các biện pháp này cần phải triển khai một cách đồng bộ và nhất quán thì hiệu quả mang lại mới được nâng lên.

Biện pháp “Tổ chức khảo sát thị trường lao động từ đó xác lập và cơng bố chuẩn đầu ra của các trường nhằm định hướng đào tạo người học đáp ứng nhu cầu xã hội” là biện pháp xuất phát điểm nhằm khắc phục nguyên nhân đào tạo vừa thừa vừa thiếu, khiến học sinh ra trường khó tìm việc làm. Định hướng được chuẩn đầu ra giúp nhà trường xây dựng chương trình, phương thức đào tạo, kiểm tra đánh giá hợp lý.

Trên cơ sở đầu vào, các chuẩn đầu ra đã được xác lập, công bố theo yêu cầu xã hội, biện pháp “Tập trung tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh để đáp ứng chuẩn đầu ra”; “Tăng cường chỉ đạo các hoạt động đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính cho q trình đào tạo theo chuẩn đầu ra”; “ Bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng thiết kế, cách sử dụng các bài kiểm tra đánh giá các môn học cho các mục đích khác nhau trong suốt khóa học” và biện pháp “Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp sử dụng lao động” vừa là biện pháp quản lý đầu vào, vừa là quản lý đầu ra, tác động ngược lại các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 110 - 111)