Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 94 - 95)

3.1.1. Ng y ắc â á ậ v c í sác c N ớc, iề ệ v y c ế c g

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ là các văn bản mang tính định hướng về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới và phát triển giáo dục nói chung, trong đó có GDNN.

Chính sách về phát triển GD&ĐT nói chung, trong đó GDNN nói riêng, các chính sách về phát triển GD&ĐT, điều lệ và quy chế của hệ thống GDNN, của ngành GD&ĐT là các văn bản pháp lý có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực GDNN, GD&ĐT; trong đó có hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và theo CĐR.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý nhằm quản lý đào tạo theo CĐR phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 của Chính phủ, chiến lược phát triển phát triển giáo dục 2011 - 2020; chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; điều lệ trường Trung cấp và các quy chế của ngành về lĩnh vực GDNN.

3.1.2. Ng y ắc ảm ả í iệ ả

Chất lượng ĐT của các trường phải gắn với việc sử dụng nhân lực, đổi mới phải tiếp cận các phương pháp quản lý hiện đại. Các biện pháp quản lý được đề xuất phải góp phần nâng cao hiệu quả, nhằm giảm chi phí để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra đồng thời phát huy được các nguồn lực của trường nâng cao được chất lượng ĐT.

3.1.3. Ng y ắc ảm ả í k ọc

Đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu một vấn đề nào đó có nghĩa là vừa phải đảm bảo đúng cơ sở lý luận vừa đảm bảo đúng cơ sở thực tiễn (thực trạng) của vấn đề được nghiên cứu.

Các trường Trung cấp quản lý đào tạo theo CĐR phải theo nguyên tắc vừa phải dựa trên kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển nguồn nhân lực đồng thời vừa phải dựa trên các kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn (thực trạng) về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo theo CĐR.

3.1.4. Ng y ắc ảm ả í k ả i

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải sát với thực tế của nhà trường, có khả năng triển khai thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo được tiến độ thực hiện.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý nhằm quản lý đào tạo theo CĐR của các trường Trung cấp đồng thời các biện pháp đó phải phù hợp với thẩm quyền và trách nhiệm của người có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý (chủ thể của biện pháp).

3.1.5. Ng y ắc ảm ả í ệ ố g v ồ g ộ

Một tổ chức nào bất kỳ nào cũng phải có một cơ cấu với mỗi phần tử trong tổ của chức đều là các hệ con của hệ thống và có chức năng, nhiệm vụ nhất định. Hoạt động của mỗi phần tử đó đảm bảo quy luật vận hành chung của tổ chức; nhằm bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể của hệ thống.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp quản lý được đề xuất trong luận văn này là: QTĐT của các trường Trung cấp tại Khánh Hòa được xem là các hoạt động của các phần tử trong hệ thống (nhà trường) để biến đổi các yếu tố đầu vào (mục tiêu, chương trình, nội dung, lực lượng đào tạo (CBQL, GV, HS, nhân viên phục vụ, sự tham gia của các doanh nghiệp,…), mục tiêu ĐT xác định đúng chất lượng với CĐR. Cùng với các điều đó, ngun tắc này cịn u cầu các biện pháp quản lý phải đồng bộ đối với các thành tố của QTĐT, có sự tham gia đầy đủ của các phần tử cấu thành trường Trung cấp và các thành viên trong trường Trung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quá trình đào tạo của các trường trung cấp trên địa bàn tỉnh khánh hòa theo chuẩn đầu ra (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)