5. Kết cấu của khóa luận
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đối với Nhà nước
Nhìn chung, vận tải có ảnh hưởng đến rất nhiều ngành kinh doanh, sản xuất và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Nó quyết định đến một phần giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải chú ý, xét tổng thể các tác động có thể có. Qua nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải đường bộ của Công ty Cổ TNHH Quốc tế Delta về dịch vụ vận tải đường bộ, em đề xuất một số kiến nghị cho nhà nước như sau:
Do pháp luật có tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh doanh nói chung và dịch vụ vận tải đường bộ nói riêng nên các chính sách về vận tải đường bộ cần được bổ sung và hoàn thiện hơn nữa để hỗ trợ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho ngành kinh doanh vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để hồn thiện và thực thi pháp luật về vận tải đường bộ trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, nhà nước nên bổ sung các thông tư, nghị định về các yêu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hay đối với các phương tiện vận tải nhằm hướng dẫn và có khung thực thi đối với các chính sách và luật về vận tải đường bộ.
Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ vận tải đường bộ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nước ta cịn thấp với rất nhiều lý do, nhưng khơng thể bỏ qua vấn đề môi trường ứng dụng công nghệ thông tin của cả nền kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng kết nối với các chủ thể khác của thị trường để tạo ra môi trường cơng nghệ thơng tin, từ đó làm động lực cho các doanh nghiệp khác triển khai công tác tin
77
học hóa hoạt động quản lý cũng như quá trình hoạt động và vận tải đường bộ. Có thể dùng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình này. Mặt khác, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ để xây dựng năng lực thiết kế, tích hợp hệ thống, lắp đặt và bảo trì các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối...Đồng thời, hỗ trợ vốn hay các điều kiện làm việc tốt nhất cho các doanh nghiệp mới và có nhu cầu nâng cao hiệu quả, phát tiển về giải pháp nền tảng điện tử logistics và các ứng dụng liên quan. Cần xây dựng một ứng dụng cập nhật nhanh chóng và chính xác về tình hình trực tiếp giao thơng của các tuyến đường (tình trạng hỏng hóc, sửa chữa hay ùn tắc,…), giúp chủ phương tiện tránh được những tuyến đường khơng thuận lợi, khi đó có thể giảm thiểu tình trạng ùn tắc một cách tối đa.
Các cơ quan nhà nước trong ngành vận tải cần tích cực trong việc đưa hóa đơn điện tử vào ứng dụng trong tổ chức. Hóa đơn điện tử được sử dụng thay thế cho hóa đơn giấy trước đây trong mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Việc ứng dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn và rút ngắn 90% thời gian thanh tốn. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, khách hàng khơng cần đến quầy giao dịch để nhận phiếu giao hàng hoặc chờ nhận hóa đơn được gửi qua đường bưu điện như trước đây mà có thể nhận được bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, miễn là có internet. Ứng dụng hóa đơn điện tử cũng giúp doanh nghiệp cảng biển tiết kiệm khoảng thời gian tìm kiếm hóa đơn, bảo mật thơng tin, lưu trữ và quản lý hóa đơn tốt hơn, tránh tình trạng thất lạc.
Vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kến cảnh hàng nghìn doanh nghiệp rơi vào trạng thái hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động, phá sản dưới áp lực của bệnh dịch. Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng bởi bệnh dịch trong đó có thể kể đến những ngành chịu tác động lớn nhất như ngành du lịch, hàng không, vận tải, ăn uống, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chuỗi phân phối, chuỗi sản xuất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động nhiều hơn cả. Với mục đích hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của Doanh nghiệp, Nhà nước cần áp dụng các chính sách tài khóa nhằm mục đích miễn giảm thuế, phí, đặc biệt là mở rộng thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu- nguồn khách hàng chính của ngành vận tải cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng trong thời điểm này, bởi doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực lớn về tài chínhtrong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang để lại những hậu quả nặng nề.
Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thơng nói riêng là nền tảng cơ sở vật chất có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
78
của đất nước. Do đó, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng một kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, bến bãi, mạng lưới giao thông cho các khu vực cửa khẩu, biên giới; cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, điển hình là những cơng trình đầu tư bằng hình thức BOT, BT để có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội. Chủ trương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã được nêu ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2030 đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục là một trong những đột phá chiến lược quan trọng cần ưu tiên đầu tư phát triển, đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững.
Việc thu phí tự động tại các trạm thu phí cũng cần được triển khai để hoạt động thu phí có thể diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh tình trạng ùn tắc tại trạm thu phí gây lãng phí thời gian. Các trạm thu phí cần linh hoạt trong việc xả trạm thu phí khi xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
Nền kinh tế hiện thời là nền kinh tế tồn cầu hóa, giao thương mở rộng, hội nhập mạnh mẽ, chính phủ cần tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tiến hành hội nhập kinh tế với các quốc gia khác, các nền kinh tế khác trên thế giới. Để thực hiện những việc nêu trên, chính phủ có thể có các hành động cụ thể bằng các biện pháp như cắt giảm một số loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu cũng như hạn chế các thủ tục quá rườm rà để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng như các doanh nghiệp vận tải như Cơng ty TNHH Quốc tế Delta trong q trình làm hàng hóa và vận chuyển hàng hóa.
Cần bổ sung quy định về thẩm quyền quản lý dịch vụ vận tải đường bộ nhằm bảo đảm sự kiểm sốt hoạt động này từ phía cơ quan nhà nước, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Nhà nước có thể nghiên cứu tiếp cận giải pháp này theo phương án loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Mỗi một hình thức kinh doanh đều có đặc điểm riêng, kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ là ngành kinh doanh đặc biệt do cần có sự phối hợp của rất nhiều bên tham gia. Q trình thực hiện cơng việc vận tải cần được cắt giảm các bước phức tạp để thuận tiện hơn trong quản lí quy trình như q nhiều loại giấy tờ, thủ tục cần thực hiện. Điều này có thể dẫn đến mất thời gian, sai sót và khiến các doanh nghiệp chậm trễ hay phải nộp phạt không cần thiết.
Để việc thu hút hợp tác thành công với các doanh nghiệp quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, giúp q trình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Hiện nay, thương mại điện tử phát triển mạnh, xu thế vận tải xuyên biên giới giữa các nước là
79
tất yếu, do vậy các thủ tục nhà nước liên quan tới lĩnh vực hải quan tuy cần thuận lợi hơn, Nhà nước cần thực hiện các nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển logistics cho thương mại điện tử phát triển minh bạch tại Việt Nam. Để thu hút FDI vào ngành vận tải Việt Nam, cần nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành vận tải trên vốn đầu tư nước ngồi để khơng kìm hãm nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vận tải đa phần là vốn vay tín dụng ngân hàng, do đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng xem xét mức giảm mức lãi suất hiện mức lãi suất cho vay còn cao. Cần xem xét việc giảm thuế VAT cho doanh nghiệp, VAT đầu ra và đầu vào của phương tiện, thuế trước bạ… Bên cạnh việc chỉ đạo các ngân hàng thương mại cùng chung tay với Doanh nghiệp vận tải để tháo gỡ khó khăn, Nhà nước cũng cần đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải.