Mơ hình va chạm của nhiều mảng-vi mảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 26 - 29)

1.2 Lịch sử nghiên cứu địa động lực bể trầm tích Kz Sơng Hồng và lân cận

1.2.1.2 Mơ hình va chạm của nhiều mảng-vi mảng

Mở đầu cho quan điểm về mơ hình này là Rangin et al [87] và sau đĩ cĩ nhiều tác giả thừa nhận và phát triển mơ hình này như: Daly et al [62]; Longley I.M. [84] và Hall R. [64-69].

Các tác giả này cho rằng: Đơng Nam Á gồm một phức hợp các vi mảng đại dương và lục địa (địa khối) kẹp giữa các mảng lớn lục địa tương đối ổn định Âu - Á ở Tây - Bắc, mảng Ấn - Úc ở phía nam nhưng di chuyển rất nhanh lên phía Bắc, các mảng Philippine và Thái Bình Dương bị hút chìm ở rìa Đơng mảng Âu - Á. Các chuyển động này đã tạo sự hút chìm giữa mảng và hình thành hệ cung đảo - rãnh sụt ở sườn Tây - Nam và Đơng - Bắc của Đơng Nam Á (các cung đảo Sunda và Philipin) (Hình 1.4).

Sự hình thành các bể nội mảng được giải thích do tác động va chạm trực tiếp ở rìa các mảng và hiệu ứng này đã được truyền rất sâu vào trong mảng. Ngồi ra, đặc tính căng hoặc nén của hệ cung đảo cịn phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ hút chìm (mức độ hội tụ) và hướng di chuyển của địa khối phủ chờm bên trên.

Trong mơ hình này, các tác giả cho rằng lịch sử tiến hố kiến tạo của khu vực Đơng Nam Á khơng chỉ bị quyết định bởi quá trình xơ húc giữa Ấn Độ và Âu Á mà cịn chịu sự tác động mạnh mẽ của sự va chạm giữa mảng Châu Úc và Đơng Nam Á, giữa mảng Thái Bình Dương, Philippin và rìa Đơng của mảng Âu-Á.

Hình 1.4: Mơ hình va chạm của nhiều vi mảng (After Hall R., [64-69])

Longley I.M. [84] trên cơ sở thừa nhận mơ hình này đã chia lịch sử tiến hố kiến tạo của khu vực Đơng Nam Á trong Kainozoi thành 04 thời kỳ và 01 thời kỳ trước Kainozoi:

- Trước Đệ Tam (trước 50 triệu năm) - lịch sử trước Đệ Tam liên quan đến sự vỡ mảnh của siêu lục địa Gondwana. Các vi mảng Đơng Dương, proto - Biển Đơng, Tây Sunda luơn là một bộ phận của lục địa Âu - Á bền vững. Khối Kalimantan sau khi tách khỏi Indochina và Meritus tách khỏi châu Úc đã gắn kết (almaganation) với nhau thành khối Borneo cĩ thể vào 90 triệu năm trước đây. Sự

thúc vào khoảng 85 triệu năm với hoạt động magma - phun trào và tạo núi Yến Sơn (Yanshan).

- Thời kỳ (50 - 43.5 triệu năm) - xảy ra sự va chạm của hai mảng Âu - Á và Ấn Độ song song với sự hút chìm mảng đại dương dưới lục địa Âu – Á dọc theo cung đảo Sunda. Quá trình va chạm giữa Âu-Á và Ấn Độ làm giảm tốc độ mở rộng Ấn Độ Dương đồng thời cũng làm giảm tốc độ hội tụ (convergence) dọc cung Sunda và hệ quả là tạo ra pha căng giãn thứ nhất ở khu vực trước cung và sau cung từ đĩ hình thành một loạt các bể trầm tích.

- Thời kỳ (43.5 - 32 triệu năm) - được đánh dấu bởi sự chấm dứt quá trình hút chìm của mảng Đại dương cổ bên dưới đới va chạm giữa Ấn Độ và Âu – Á và hệ quả là sắp xếp lại các mảng Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và phần phía Nam cung Sunda. Mảng Ấn Độ Dương tiếp tục bị hút chìm dưới lục địa Sunda với tốc độ chậm và tạo ra pha căng giãn thứ 2 hình thành các trũng sau cung đảo. Sự sắp xếp lại mảng Thái Bình Dương dẫn tới tách giãn Biển Đơng, căng giãn tạo bể ở Đơng Kalimantan và tách giãn eo biển Makassar.

- Thời kỳ (32 - 21 triệu năm) – được đánh dấu bởi pha đầu của giãn đáy Biển Đơng, trong thời kỳ này tồn bộ địa khối Sunda xoay theo chiều kim đồng hồ với tâm quay nằm ở khu vực đầu vịnh Thái Lan. Khối Sunda quay tạo ra bể Malay và được lấp đầy bởi trầm tích lục địa và đầm hồ. Quá trình quay theo chiều kim đồng hồ cũng làm gia tăng tốc độ hội tụ, nghịch đảo kiến tạo dọc cung Sunda chấm dứt thời kỳ căng giãn ở các trũng trước và sau cung đảo.

- Thời kỳ (21 - 0 triệu năm) – được đánh dấu bởi sự chấm dứt pha của giãn đáy Biển Đơng đầu tiên do sự đụng độ của khối Baram với phần Tây Bắc của Borneo. Quá trình này xảy ra đồng thời với quá trình co ngắn lục địa ở Tây Tạng (Tibet), xoay khối, trồi và trượt bằng dọc các đứt gãy.

Tuy nhiên nghiên cứu này khơng tính đến q trình va chạm giữa mảng Châu Úc và Philippin. Trong cơng trình của Hall R. [64, 65, 67], phân tích các tài liệu cổ

từ ở nhiều vi mảng khác nhau (vi mảng Philippin và các vi mảng khác của lục địa Âu-Á) và xây dựng mơ hình lịch sử phát triển khu vực Đơng Nam Á cho mỗi 5 triệu năm một trong thời gian từ 50 triệu năm trở lại đây. Theo đĩ, vi mảng biển Philippine xoay phải liên tục và trượt về Tây-Bắc, tạo hai biến cố khu vực quan trọng do sự va chạm cung đảo-lục địa làm biến đổi hình dạng và ranh giới các địa khối ở rìa Đơng-Nam lục địa Âu-Á, đĩ là sự va chạm giữa lục địa châu Úc với cung vi mảng biển Philippine ở 25 triệu năm và sự va chạm giữa cung đảo Philippine với rìa Đơng lục địa Âu-Á vào 5 triệu năm, tương ứng với hai thời kỳ chuyển động kiến tạo quan trọng ở Đơng Nam Á vào cuối Oligoxen và cuối Mioxen muộn.

Ngồi các cơng trình nghiên cứu mang tính khu vực nêu trên, cịn cĩ rất nhiều cơng trình với phạm vi nghiên cứu nhỏ hơn (chỉ là một vùng lãnh thổ, một đới biến dạng hay một vài bể ở rìa khối Đơng Dương, rìa khu vực Đơng Nam Á, ...) mà các phạm vi này chịu ảnh hưởng của lịch sử tiến hố kiến tạo khu vực Đơng Nam Á. Tiêu biểu là các cơng trình của các tác giả: Trần Văn Trị [40]; Phan Văn Quýnh [21-25, 85]; Lê Duy Bách [2]; Tạ Trọng Thắng [30-32]; Cao Đình Triều [34-39]; Nguyễn Văn Vượng [50]; Ngơ Thường San [28]; Searle M.P [92]; Rangin [88-89]; ...

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)