Giai đoạn trước căng giãn tạo bể: 50-32 triệu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 121 - 122)

4.1 Lịch sử hoạt động kiến tạo và mơ hình địa động lực khu vực bể trầm tích Kz

4.1.1 Giai đoạn trước căng giãn tạo bể: 50-32 triệu năm

Vào khoảng 50 tr.n trước, mảng Ấn Độ di chuyển về phía Bắc và bắt đầu xảy ra sự va chạm với mảng Âu-Á [64-68, 72, 84, 95]. Do ranh giới của đới tiếp xúc là một đường rích rắc ngoằn nghèo (hình 4.1) nên đã tạo ra những lực tác động khác nhau ở khu vực rìa mảng Âu-Á.

Hình 4.1: Mơ hình va chạm mảng Ấn Độ-Âu Á vào 50 tr.n trước [64-68, 72]

Lúc mới va chạm, hầu hết lực tác động đều cĩ phương N-B nhưng sau khi mảng Ấn Độ lấn sâu vào thì khu vực rìa phía Đơng mảng Ấn Độ lực tác động chuyển dần sang phương á vĩ tuyến. Sử dụng mơ hình thúc trồi của Tapponier, 1986 cho phần cuối của giai đoạn này thấy rằng đứt gãy Sơng Hồng và đứt gãy Three Pagoda đã được hình thành với phương Tây Tây Bắc-Đơng Đơng Nam và đứt gãy Three Pagoda cĩ hoạt động sớm hơn với đứt gãy Sơng Hồng vì khoảng cách tới đới đụng độ gần hơn, lực truyền tới nhanh hơn.

Theo Trần Trọng Hịa và nnk [9], trong phạm vi đới đứt gãy Sơng Hồng các hoạt động magma thời kỳ này khá phổ biến bao gồm các magma mafic-siêu mafic định vị trong các đá biến chất tướng almandin-amphibolit và granulit. Chúng cĩ thành phần khá đa dạng gồm lerzolit spinel, pyroxenit chứa olivin-spinel và gabro

của plagiogneis gặp vơ số các thể dạng thấu kính nhỏ nằm giả chỉnh hợp hoặc xuyên cắt rõ rệt các đá gneis vây quanh, cĩ khi tạo thành từng cụm, mỗi cụm gồm vài thể. Các thể này, theo các dấu hiệu về cấu trúc và thành phần cĩ thể coi là các boudina-thấu kính (sản phẩm của hoạt động biến dạng dẻo trong plagiogneis). Sự hình thành các boudina-thấu kính mafic-siêu mafic này cĩ khả năng liên quan tới biến dạng dẻo xảy ra trong Kainozoi sớm.

Kết quả phân tích tuổi đồng vị Ar-Ar trên các đá gabro amphibol, gabro amphibol chứa granat, srismeigit và hoblendit ở các khu vực Mậu A, Việt Trì, Bảo Yên cho kết quả: 51,3±2 tr.n; 49,1±2,6 tr.n; 42,1±2,4 tr.n; 35,5±1 tr.n; 35,1±2,3 tr.n; 25,0±1,6 tr.n [9].

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu tổ hợp granit-leucogranit phức hệ Yê Yên Sun cũng cho thấy liên quan tới quá trình hoạt động của đới đứt gãy Sơng Hồng trong giai đoạn này.

Về mặt địa tầng, trong giai đoạn này ở phạm vi bể Sơng Hồng hình thành các tập molas ở các phần trũng của địa hình. Giếng khoan 104 trên cấu tạo Phù Cừ (thuộc Miền võng Hà Nội), phát hiện các tập trầm tích cát kết, sét bột kết màu nâu tím, màu xám xét các lớp cuội kết cĩ độ hạt rất khác nhau từ vài cm đến vài chục cm, độ chọn lọc kém [28]. Chiều dày của tập trầm tích này lên tới trên 300m. Theo quan điểm của Nghiên cứu sinh, tập trầm tích này khơng được coi là thành tạo Kainozoi của bể Sơng Hồng mà đĩ chỉ là phần lĩt đáy và khơng phổ biến, hình thành trong phần địa hình trũng trước khi bể được hình thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)