3.1 Đặc điểm hình thái và động học hệ thống đứt gãy
3.1.4 Đứt gãy Sơng Lơ
Đứt gãy Sơng Lơ bắt đầu ở khu vực Bắc Quang-Hà Giang (phía Đơng Nam của khối Sơng Chảy), kéo dài theo phương TB-ĐN qua miền võng Hà Nội vươn ra biển và tách thành một số đứt gãy phụ khác, trong đĩ đáng kể là đứt gãy Tràng Kênh. Đứt gãy Tràng Kênh được đặt tên cho đoạn đứt gãy nối từ đứt gãy Sơng Lơ đến đứt gãy Vĩnh Ninh. Trong các văn liệu bên ngành dầu khí sử dụng thì đứt gãy Tràng Kênh chính là đứt gãy Sơng Lơ, tuy nhiên sau khi nghiên cứu về tính chất, đặc điểm và vai trị của đứt gãy Sơng Lơ, nghiên cứu sinh sử dụng tên gọi đứt gãy Sơng Lơ cho đứt gãy thuận, cắm về phía Tây, Tây Nam và khống chế bể về phía Đơng, Đơng Bắc. Đứt gãy này kéo dài dọc theo bể tới phía Nam.
Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer (hình 3.1), đứt gãy sơng Lơ thể hiện rất rõ là đứt gãy phân chia đới cấu trúc. Phía Đơng Bắc là cấu trúc âm tương đối, thể hiện là các dị thường trịn đồng tâm nhỏ cĩ giá trị thay đổi trong khoảng -55
+5 mgal. Phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, thể hiện là các đường đồng
mức theo phương đứt gãy cĩ giá trị -20 - 5 mgal.
Trên bản đồ dị thường trọng lực khu vực miền võng Hà Nội cũng thấy rõ được đứt gãy Sơng Lơ với biểu hiện của các dải dị thường âm (∆g= -15→-35 mgl) ở phía Tây Nam đứt gãy kéo dài theo phương TB-ĐN.
Theo bản đồ gradient ngang dị thường trọng lực Bouguer, đứt gãy này cĩ biểu hiện là các đường đồng mức dạng dải và cục bộ nhỏ thành chuỗi theo phương đứt gãy với giá trị cường độ trung bình khoảng 1.0 2.0 mgal/km.
Theo Cao Đình Triều [37], trên phần đất liền đứt gãy cĩ phương phát triển Tây Bắc - Đơng Nam, cắm về phía Đơng Bắc và đơi chỗ thành Tây Nam. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là từ 30 - 40km.
Trên bản đồ trường Từ (hình 3.2), đứt gãy thể hiện ranh giới phân chia đới cấu trúc rất rõ trên bản đồ dị thường từ hàng khơng, thành phần Ta. Phía Đơng
Bắc là cấu trúc âm tương đối, thể hiện là các đường đồng mức dạng dải cĩ giá trị thay đổi trong khoảng - 160 - 20 nT. Phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, thể hiện là các đường đồng mức và dị thường nhỏ cục bộ theo phương đứt gãy cĩ giá trị - 120 - 10 nT.
Theo bản đồ gradient ngang dị thường từ hàng khơng, đứt gãy này cĩ biểu hiện là các đường đồng mức dạng dải và cục bộ nhỏ thành chuỗi theo phương đứt gãy với giá trị cường độ trung bình khoảng 2.0 4.0 nT/km, đặc biệt ở đoạn giữa đứt gãy cĩ giá trị cường độ 8.0 12.0 nT/km
Trên bản đồ địa chất, khoảng cách giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sơng Lơ ở khu vực Lập Thạch-Vĩnh Phúc vào khoảng 12km, sau đĩ khoảng cách này được tăng dần về phía Đơng Nam, trên mặt cắt B-B (hình 3.7) khoảng cách giữa hai đứt gãy là 30km. Như vậy xu hướng chung của các đứt gãy là chụm vào ở khu vực phía Tây Bắc và mở rộng về phía Đơng Nam tạo khơng gian trầm tích.
Phân tích, liên kết tài liệu địa chấn và tài liệu trọng lực cho phép xác định sự phát triển theo khơng gian của đứt gãy Sơng Lơ. Theo đĩ, đứt gãy Sơng Lơ cĩ gĩc dốc thay đổi từ 45-500 và cĩ phương TB-ĐN, cắm về phía TN ở khu vực đất liền, tới lơ 102 đứt gãy này bị uốn cong từ từ và tới lơ 106, 107 trở về phía Nam thì đứt gãy này cĩ phương á kinh tuyến, cắm về phía Tây.
Trên mặt cắt B-B (hình 3.7), đứt gãy Sơng Lơ chỉ thể hiện vai trị khống chế các bán địa hào nhỏ, khơng gian trầm tích chủ yếu nằm giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và Sơng Chảy, tuy nhiên đứt gãy Sơng Lơ vẫn khống chế đới nâng Chí Linh-Yên Tử. Trên mặt cắt D-D (hình 3.8) và các mặt cắt về phía Nam bể Sơng Hồng (hình 3.9, 3.10, 3.12), đứt gãy Sơng Lơ thể hiện rõ ràng vai trị khống chế khơng gian trầm tích trong giai đoạn Oligoxen cũng như khống chế đới nâng Chí Linh-Yên Tử-Tri Tơn. Hơn nữa, các mặt cắt này cũng cho thấy chiều dày trầm tích Oligoxen lớn nhất ở khu vực sát đứt gãy Sơng Lơ. Nĩi cách khác, đứt gãy Sơng Lơ đĩng vai trị chính trong việc tạo khơng gian trầm tích ở khu vực trung tâm và phía Nam bể trong khi đứt gãy Sơng Chảy đĩng vai trị chính ở khu vực phía Bắc.