Phương pháp phân tích hình thái cấu trúc (kiến tạo hình thái)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 53 - 55)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp phân tích hình thái cấu trúc (kiến tạo hình thái)

Mỗi một cấu trúc địa chất đều là sản phẩm tạo nên bởi chế độ động lực và động học nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu mạng lưới đứt gãy, biến dạng trong một phạm vi khơng gian, thời gian (giai đoạn) xác định cho phép xác định được cơ chế động học, trường ứng suất và chế độ động lực đặc biệt đối với các bể trầm tích trẻ.

Trong cùng một chế độ động lực nhưng với các chế độ động học (kiểu chuyển động) khác nhau thì cĩ thể cho các sản phẩm khác nhau. Hoặc trong cùng một chế độ động học, nhưng với hình thái của đứt gãy ban đầu khác nhau cĩ thể cho các sản phẩm thứ cấp đi kèm khác nhau (hình2.4).

Phương pháp này cịn giúp phân loại một cách cĩ hệ thống các cấu trúc kiến tạo bậc cao mà vẫn thường thấy ở các bể trầm tích Kainozoi.

Cùng với phương pháp phân tích địa chấn địa tầng, đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án để phân tích cấu trúc, xác định chế độ địa động lực của bể trầm tích Kainozoi Sơng Hồng.

Hình 2.4: Các loại hình thái đứt gãy đi kèm với hoạt động trượt bằng (Williams and Hathaway, 1997) [91]

a: đứt gãy trượt bằng b: đứt gãy thuận c: đứt gãy nghịch

Hình 2.5: Vị trí các trục ứng suất và các loại đứt gãy liên quan [32]

Trong nghiên cứu kiến tạo hiện đại, cơ chế kiến tạo được chia ra 3 loại chính [32]: căng giãn; hội tụ và trượt bằng. Các cơ chế trên được xác định bởi vị trí của các trục ứng suất. Khi trục ứng suất căng giãn cực đại (3) ở vị trí thẳng đứng cho

chế độ kiến tạo nén ép; khi trục ứng suất nén ép cực đại (1) ở vị trí thẳng đứng cho chế độ căng giãn; khi trục ứng suất trung gian (2) nằm thẳng đứng cho chế độ kiến tạo trượt bằng (hình 2.5). Tất cả các loại cấu trúc đều là sản phẩm của các cơ chế này và sự kết hợp giữa chúng.

Tuy nhiên cần lưu ý đến phạm vi của từng cơ chế. Trong một phạm vi lớn bị khống chế bởi chế độ kiến tạo nén ép nhưng trong các phạm vi nhỏ hơn cĩ thể xảy ra sự căng giãn, trượt bằng cục bộ. Tương tự như vậy, trong khu vực xảy ra trượt bằng vẫn cĩ những khu vực nhỏ hơn ở đĩ xảy ra nén ép hay căng giãn (hình 2.6 ). Cơ chế căng giãn, nén ép hay trượt bằng ở các cấu tạo nhỏ khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi trường ứng suất khu vực (cơ chế kiến tạo ở phạm vi lớn hơn) mà cịn bị ảnh hưởng rất lớn của hình thái cấu trúc của cấu tạo trong bình đồ chung của khu vực.

Hình 2.6: Cơ chế nén ép (a) và căng giãn (b) sinh ra trong quá trình trượt bằng (Woodcock and Fisher, 1985, cĩ chỉnh sửa) [91]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)