Các loại hình thái cấu trúc đi kèm với cơ chế trượt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 59 - 61)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.3 Các loại hình thái cấu trúc đi kèm với cơ chế trượt bằng

Xét về mặt động lực ở quy mơ rộng, hoạt động trượt bằng cĩ thể diễn ra trong cả quá trình căng giãn và quá trình hội tụ. Ngược lại, trong đới hoạt động trượt bằng thì cĩ những khu vực bị căng giãn và cĩ những khu vực bị nén ép (hình 2.6). Hoạt động trượt bằng xảy ra dọc theo các đứt gãy trượt bằng chính, bên cạnh đĩ cĩ một loạt các đứt gãy phụ và các cấu tạo đi kèm, tuỳ thuộc vào hình dạng của các đứt gãy (chính và phụ).

Trường hợp ở một khu vực nào đĩ khơng cĩ đứt gãy trượt bằng chính thì ở đĩ sẽ xuất hiện hàng loạt các đứt gãy nhỏ, tuỳ thuộc vào cách phân bố của các đứt gãy này mà chúng được chia thành các kiểu khác nhau (hình 2. 4). Dưới đây là một số cấu trúc đi kèm với các đới trượt bằng:

1. Khi đứt gãy trượt bằng bị uốn cong, tại đĩ phương trượt (trùng với phương tác dụng lực địa phương) khơng song song với hướng của đứt gãy, vì thế cĩ hai trường hợp xảy ra ở chỗ uốn cong:

- Khu vực uốn cong xảy ra quá trình căng giãn và sản phẩm là bể kiểu pull- apart (kéo toạc). Mặt cắt đứng cắt qua bể cĩ dạng cấu trúc hoa âm (hình 2.6b).

- Khu vực uốn cong xảy ra quá trình nén ép và sản phẩm là sự nâng lên của một khu vực. Mặt cắt đứng cĩ dạng cấu trúc hoa dương (hình 2.6a).

2. Ở các khu vực cuối hoặc đầu đứt gãy trượt bằng xảy qua quá trình căng giãn tạo các bể kiểu căng giãn hoặc nén ép tạo thành các cấu trúc dương (hình 2.13).

3. Trường hợp đứt gãy trượt bằng phụ đi kèm với đứt gãy trượt bằng chính theo kiểu rẽ nhánh thì ở 2 bên rìa của 2 đứt gãy này cĩ thể tạo ra các địa hào, bán địa hào theo kiểu pull-apart hoặc các cấu trúc dương (hình 2.13).

4. Trong khu vực khơng cĩ đứt gãy trượt bằng chính mà thay vào đĩ là các đứt gãy kiểu en echelon chồng gối lên nhau thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà cĩ thể tạo ra các bể pull-apart hoặc các cấu trúc dương (hình 2.13).

a b

Hình 2.13: Các kiểu cấu trúc liên quan với chuyển động trượt bằng, a): trượt bằng trái; b): trượt bằng phải [23]

Qua nghiên cứu một số bể được hình thành theo cơ chế pull-apart, Nielsen và McLaughlin (1985) [91] đưa ra một số kết luận về đặc điểm cơ bản của bể pull- apart được hình thành trong mơi trường lục địa hoặc biển nơng như sau:

- Bể được giới hạn nhiều hơn một phía bởi các đứt gãy trượt bằng; - Phương kéo dài của bể song song với đứt gãy trượt bằng chính;

- Bể cĩ hình dạng bất đối xứng với phần sâu nhất kéo dài theo phương gần song song đứt gãy trượt bằng hoạt động kéo dài trong suốt q trình trầm tích;

- Cĩ rất nhiều tướng trầm tích xuất hiện trong diện tích bể: lở tích, trượt lở, quạt sơng, lũ tích, cửa sơng, quạt cửa sơng, biển nơng, cuộn rối, ...

- Sự thay đổi tướng trầm tích xảy ra một cách đột ngột; - Thường cĩ sự thay đổi trầm tích đột ngột qua các đứt gãy;

- Tâm sụt lún của bể thường di chuyển theo một hướng cố định trong suốt quá trình xảy ra trượt bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)