Bối cảnh kiến tạo-địa động lực hình thành các dạng bẫy và triển vọng dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 145 - 167)

VÀ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ LIÊN QUAN

4.3.1 Dạng bẫy cấu trúc hình thành trong giai đoạn trượt bằng trái làm căng giãn mở bể

Trong giai đoạn căng giãn mở bể đã hình thành các dạng cấu trúc khối nhơ mĩng nằm bên cạnh các đới sụt là các địa hào, bán địa hào. Các địa hào, bán địa hào sau đĩ được lấp đầy trầm tích đồng căng giãn và các tập trầm tích này nằm kề áp/phủ chồng các khối nhơ mĩng tạo ra một dạng bẫy đặc trưng được gọi là bẫy khối nhơ mĩng.

Dạng bẫy khối nhơ mĩng chủ yếu được phân bố và tập trung tìm kiếm thăm dị ở các khu vực Đới phân dị mĩng Đơng Bắc bể Sơng Hồng và Đới phân dị mĩng Tây Nam (Huế-Đà Nẵng) bể Sơng Hồng.

Ở các Đới này, độ sâu của mặt mĩng khơng lớn, dao động từ khoảng 1.000m (Đới phân dị mĩng Đơng Bắc bể) cho đến khoảng 4.000m (Đới phân dị mĩng Tây Nam). (Hình 3.13, 4.4, 4.14).

Hình 4.14: Mặt cắt phục hồi tuyến 89-1-62 cho thời kỳ cuối Oligoxen (23-triệu năm) thể hiện sự tồn tại của đới nâng mĩng nhơ cao ở Đới phân dị mĩng Đơng Bắc

Mặt cắt phục hồi cho thời kỳ cuối Oligoxen của tuyến 89-1-62 (Hình 4.14) thấy rằng trong giai đoạn căng giãn tạo bể tồn tại đới nâng mĩng nhơ cao phân tách khơng gian trầm tích thành hai phần rõ rệt: phần phía ĐB đới nâng là hệ thống những địa hào và phần phía TN đới nâng là trũng chính với chiều sâu và độ rộng lớn hơn so với đới sụt ĐB.

Thời kỳ căng giãn trong Oligoxen ở các địa hào, bán địa hào vùng Đơng Bắc đứt gãy Vĩnh Ninh thuộc phần Bắc bể và vùng Tây Nam đứt gãy Sơng Chảy thuộc phụ bể Huế được ngăn cách với trũng trung tâm bởi các gờ nâng mĩng nên cĩ mơi trường chủ yếu là vũng vịnh và đầm hồ. Đây chính là mơi trường thuận lợi cho phát triển các loại vật chất hữu cơ thiên về sinh dầu. Do đĩ, các tập trầm tích này sẽ đĩng vai trị là các tầng sinh dầu tiềm năng và đã được chứng minh bởi kết quả phân tích phân tích địa hĩa về độ giàu VCHC (1-1,5%) cũng như loại kerogen (II và III) [28]. Như vậy cĩ thể khẳng định giai đoạn căng giãn tạo bể khơng những tạo ra khơng gian lắng đọng các trầm tích hạt mịn giàu vật chất hữu cơ đĩng vai trị là tầng sinh và tầng chắn mà cịn tạo ra hàng loạt các cấu trúc khối nhơ mĩng thuận lợi cho việc tích tụ dầu khí. Ngồi ra, các cấu trúc này được hình thành rất sớm nên thuận lợi cho việc đĩn nhận các dịng dầu trong pha di cư sớm từ đá mẹ.

Sự ảnh hưởng của cơ chế địa động lực căng giãn trong thời kỳ này tới tiềm năng dầu khí của dạng bẫy cấu trúc khối nhơ mĩng cịn được xem xét, đánh giá ở khía cạnh về tính chất chứa, tính chất chắn ngang và khả năng di dịch dầu khí. Trong bối cảnh căng giãn đã hình thành hàng loạt các hệ thống đứt gãy, khe nứt trong các thành tạo mĩng tạo ra những khơng gian mở, liên thơng làm tăng khả năng chứa của dạng bẫy này. Ngồi ra hệ thống đứt gãy, khe nứt hình thành trong giai đoạn này cũng đĩng vai trị là kênh dẫn các dịng dầu khí từ đá mẹ sinh dầu tuổi Oligoxen nằm xung quanh tới bẫy. Tuy nhiên, chính các đứt gãy, khe nứt hình thành trong giai đoạn này cũng cĩ thể là kênh di thốt dầu khí ra khỏi bẫy.

Kết quả cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí bể Sơng Hồng cho phép đưa ra một nhận định quan trọng đĩ là tất cả các cấu tạo triển vọng dạng khối nhơ mĩng cacbonat, dolomit, đá mĩng nứt nẻ và cĩ tầng chắn Oligoxen dày đều cĩ biểu hiện hoặc phát hiện dầu.

Từ các phân tích trên cho thấy dạng bẫy cấu trúc khối nhơ mĩng hình thành trong giai đoạn căng giãn tạo bể rất cĩ triển vọng về dầu.

4.3.2 Dạng bẫy nếp lồi hình thành cuối Oligoxen

Dạng bẫy này được hình thành vào pha nghịch đảo kiến tạo cuối Oligoxen và phân bố ở Đới nghịch đảo Oligoxen như đã mơ tả ở trên.

Chế độ địa động lực nén ép một mặt tạo ra được những bẫy cấu trúc dạng nếp uốn (như ở cấu tạo PA lơ 107) và thúc đẩy quá trình chuyển hĩa vật chất hữu cơ thành dầu khí, mặt khác làm nâng cao, bào mịn tầng trầm tích được cho là tầng sinh chính của bể Sơng Hồng, đặc biệt là phần ĐB đứt gãy Vĩnh Ninh nơi chịu ảnh hưởng của pha nghịch đảo này cĩ chiều dày tầng Oligoxen thường nhỏ hơn 1000m. Ngồi ra, quá trình nén ép cũng làm ảnh hưởng tới tính chất chứa của các tập cát tuổi Oligoxen. Thực tế khi khoan qua các tầng cát kết tuổi Oligoxen ở khu vực Đơng Bắc đứt gãy Vĩnh Ninh cho thấy độ rỗng thuộc loại kém đến trung bình (<12%). Điều đĩ cĩ nghĩa là pha nghịch đảo kiến tạo cuối Oligoxen cĩ vai trị hình thành dạng bẫy nhưng lại cĩ ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng dầu khí của khu vực nghiên cứu.

Khi vẽ bản đồ cấu trúc để xác định các bẫy nếp lồi trong Oligoxen thấy rằng dạng bẫy này thường cĩ diện tích tương đối nhỏ. Từ đĩ cho thấy triển vọng dầu khí của dạng bẫy này khơng cao, khơng nên đầu tư tìm kiếm thăm dị độc lập với điều kiện kinh tế-kỹ thuật hiện tại, chỉ nên tìm kiếm thăm dị khi kết hợp với các dạng bẫy cấu trúc khác hoặc dạng bẫy địa tầng.

4.3.3 Dạng bẫy cấu trúc hình thành trong giai đoạn sụt lún Mioxen sớm- giữa

Vào thời kỳ sụt lún Mioxen sớm-giữa ở phần phía Nam bể Sơng Hồng, xảy ra quá trình hình thành khối xây cacbonat ám tiêu san hơ trên đới nâng Tri Tơn với chiều dày của tập cacbonat lên tới vài trăm đến hàng nghìn mét và nằm cạnh với các trũng sâu. Sau đĩ các tập cacbonat cĩ độ rỗng cao này được phủ bởi các tập trầm tích hạt mịn tuổi Mioxen muộn đến Plioxen-Đệ tứ và đã tạo ra kiểu bẫy tương tự như dạng bẫy khối nhơ mĩng (Hình 4.8).

Hình 4.8: Dạng bẫy khối xây cacbonat hình thành trong Mioxen sớm-giữa ở khu vực đới nâng Tri Tơn, phần Nam bể Sơng Hồng

Mơ hình địa hĩa cho tầng đá sinh Eoxen-Oligoxen nguồn gốc đầm hồ phân bố trong các địa hào ngồi khơi Đà Nẵng-Quảng Ngãi cho thấy pha sinh dầu và di cư xảy ra trong khoảng 22-10 triệu năm, đây là thời gian mà chưa hình thành tầng chắn tuổi Mioxen muộn-Plioxen do đĩ các bẫy khối xây cacbonat khơng đĩn nhận

được dịng dầu. Tuy nhiên, dạng bẫy này lại đĩn nhận tốt đối với pha sinh khí và di cư xảy ra từ 10 triệu năm trước đến nay.

Vì vậy, dạng bẫy khối xây cacbonat hình thành trong Mioxen sớm-giữa được phân bố ở trên đới nâng Chí Linh-Yên Tử-Tri Tơn rất cĩ triển vọng về khí.

4.3.4 Bẫy nếp lồi hình thành trong Mioxen giữa-muộn

Dạng bẫy này phân bố ở phạm vi phần Tây Bắc bể Sơng Hồng và nằm giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sơng Chảy (Đới nghịch đảo Mioxen). Như đã đề cập ở chương 3, quá trình uốn nếp trong pha nghịch đảo cuối Mioxen được diễn ra khơng đồng thời mà các cấu tạo nghịch đảo ở phần phía Nam được hình thành sớm hơn (trong Mioxen giữa) so với các cấu tạo nghịch đảo ở phần phía Bắc trên đất liền (cuối Mioxen muộn).

Mơ hình địa hĩa ở khu vực Bắc bể Sơng Hồng cho thấy đá mẹ Eoxen- Oligoxen cĩ pha sinh dầu mạnh nhất vào khoảng 22-16 triệu năm trước và hiện tại chỉ cịn sinh khí cịn đá mẹ Mioxen sớm cĩ pha sinh khí mạnh nhất vào khoảng 11-6 triệu năm.

Do đĩ dạng bẫy này chủ yếu cĩ triển vọng về khí và với qui luật hình thành theo thời gian của dạng bẫy này thì cĩ thể thấy rằng các bẫy hình thành sớm ở phía Nam cĩ khả năng đĩn nhận được dịng di cư khí tốt hơn so với các bẫy được hình thành muộn ở khu vực Miền võng Hà Nội.

Tuy nhiên, triển vọng dầu khí của dạng bẫy này cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng chắn của các tập trầm tích nằm trên và mức độ bảo tồn của cấu tạo/dạng bẫy do các cấu tạo/dạng bẫy này nằm ở khu vực cĩ hoạt động kiến tạo mạnh vào cuối Mioxen, cĩ nhiều đứt gãy cắt qua.

KẾT LUẬN

Luận án đã hồn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra và đạt được các kết quả như sau:

1. Xác định, làm sáng tỏ các biến cố, pha kiến tạo và phạm vi ảnh hưởng trong suốt lịch sử địa chất Kainozoi của bể Sơng Hồng:

- Giai đoạn trước căng giãn: 50-32 triệu năm. - Giai đoạn đồng căng giãn: 32-23 triệu năm.

- Pha nghịch đảo 26-23 triệu năm ở phạm vi cánh Đơng Bắc đứt gãy Vĩnh Ninh.

- Giai đoạn sụt lún sau căng giãn: 23-11 triệu năm

- Pha nghịch đảo 11-5.5 triệu năm ở phạm vi phần Bắc bể Sơng Hồng giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sơng Chảy.

2. Liên kết và hệ thống hĩa các đứt gãy chính trong bể Sơng Hồng, làm rõ tính chất, vai trị của các đứt gãy từ đĩ xác định phạm vi, cơ chế hình thành bể cũng như các vùng cấu trúc:

- Bể Sơng Hồng được hình thành theo cơ chế kéo tốc;

- Đứt gãy Sơng Hồng khơng đĩng vai trị trong mở rộng khơng gian bể trầm tích Kainozoi Sơng Hồng;

- Đứt gãy Sơng Chảy là ranh giới về phía Nam-Tây Nam của bể Sơng Hồng, tạo khơng gian trầm tích và là khu vực sụt lún mạnh ở phần Bắc bể Sơng Hồng;

- Đứt gãy Sơng Lơ là ranh giới về phía Đơng Bắc của bồn Sơng Hồng, tạo khơng gian trầm tích và là khu vực sụt lún mạnh ở phần Nam bồn Sơng Hồng;

- Hệ thống đứt gãy Sơng Cả-Rào Nậy làm phức tạp hĩa và phân tách khơng gian trầm tích ở phần trung tâm và Nam bể Sơng Hồng thành các phụ trũng trong giai đoạn Oligoxen;

- Đứt gãy Vĩnh Ninh là đứt gãy đa pha, dạng xoắn vỏ đỗ làm thay đổi hướng đổ theo khơng gian. Trong giai đoạn căng giãn tạo bể, đứt gãy Vĩnh Ninh là đứt gãy thuận, trong pha nghịch đảo cuối Mioxen là đứt gãy nghịch. Đứt gãy Vĩnh Ninh là ranh giới phân chia các vùng cấu trúc nghịch đảo trong thời kỳ cuối Oligoxen và cuối Mioxen;

- Các địa lũy Chí Linh, Yên Tử và Tri Tơn thuộc cùng một hệ thống địa lũy kéo dài dọc theo bể và là giới hạn về phía Đơng, Đơng Bắc của bể trầm tích Kz Sơng Hồng.

3. Đưa ra mơ hình địa động lực khu vực phù hợp với các biến cố địa chất để giải thích cơ chế hình thành các cấu trúc bậc cao xác định được trong phạm vi bể trũng Sơng Hồng và thành lập sơ đồ địa động lực cho bể Sơng Hồng cho từng thời kỳ.

4. Làm sáng tỏ cơ chế hình thành và qui luật phân bố theo khơng gian, thời gian của các dạng bẫy cấu trúc từ đĩ hệ thống, phân loại và đánh giá tiềm năng dầu khí liên quan:

- Dạng bẫy khối nhơ mĩng hình thành trong giai đoạn căng giãn, phân bố ở rìa Đơng Bắc đứt gãy Vĩnh Ninh thuộc khu vực Bắc bồn Sơng Hồng và ở rìa Tây Nam đứt gãy Sơng Chảy thuộc khu vực Nam bồn Sơng Hồng cĩ triển vọng về dầu ;

- Dạng bẫy nếp lồi hình thành trong pha nén ép cuối Oligoxen, phân bố ở rìa Đơng Bắc đứt gãy Vĩnh Ninh thuộc khu vực Bắc bồn Sơng Hồng ít cĩ triển vọng dầu khí ;

- Dạng bẫy khối xây cacbonat hình thành trong giai đoạn sụt lún sau căng giãn vào Mioxen sớm-giữa, phân bố trên địa lũy Tri Tơn rất cĩ triển vọng về khí;

- Dạng bẫy nếp lồi hình thành trong pha nghịch đảo kiến tạo Mioxen giữa- muộn, phân bố ở khu vực giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và Sơng Chảy thuộc

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ kết quả của luận án và những vấn đề cịn tồn tại đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ:

- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn sự phát triển, vai trị của đứt gãy Vĩnh Ninh ở phần trung tâm và phía Nam bể Sơng Hồng;

- Nghiên cứu làm rõ mối tương tác giữa bể Sơng Hồng và bể Tây Lơi Châu trong phạm vi phía Đơng Bắc bể Sơng Hồng. Xác định ranh giới địa chất giữa hai bể theo từng thời kỳ;

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

1. Hồng Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Nam (2014), “Đặc điểm hình thái, cơ chế động học của đới đứt gãy trung tâm miền võng Hà Nội và sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành-phá hủy bẫy cấu trúc dầu khí trong Kainozoi”, Tạp chí Dầu khí, (9/2014), tr. 26-32.

2. Hồng Hữu Hiệp (2014), “Một vài nhận định về tiềm năng dầu khí khu vực bắc Bể Sơng Hồng trên quan điểm kiến tạo-địa động lực”, Tạp chí Khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa học tự nhiên và Cơng nghệ, 30(2S), tr. 111-121.

3. Phan Văn Quýnh, Tạ Trọng Thắng, Nguyễn Đình Nguyên, Hồng Hữu Hiệp (2002), “Đới biến dạng Ailaoshan-Calimantan đoạn Trung bộ Việt Nam và vai trị của chúng trong thành tạo các bể dầu khí Kainozoi”, Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội-Khoa học tự nhiên và Cơng nghệ, XVIII(3), tr. 49-57.

4. Phan Văn Quýnh, Hồng Hữu Hiệp (2004), “Một số đặc điểm kiến tạo đứt gãy và chuyền động hiện đại miền Tây Bắc Bộ”, Tạp chí Địa chất, A(285), tr. 14- 22.

5. Phan Văn Quýnh, Hồng Hữu Hiệp (2004), “Hiệu ứng biến dạng trượt bằng-cơ chế hình thành các bể trầm tích Kainozoi chứa dầu khí thềm lục địa Đơng Dương”, Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học Trường Đại học Mỏ Địa chất,

Quyển 5, tr. 64-70.

6. Phan Văn Quýnh, Hồng Hữu Hiệp (2005), “Vai trị chuyển động kiến tạo Himalaya trong việc hình thành và biến đổi cấu trúc khối trồi trượt Đơng Dương”,

Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học Địa chất kỷ niệm 60 năm thành lập ngành địa chất Việt Nam, tr. 193-200.

7. Phan Văn Quýnh, Hồng Hữu Hiệp (2008), “Cấu trúc kiến tạo và đặc điểm địa động lực bể Sơng Hồng”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Khoa học Cơng

nghệ, Viện Dầu khí Việt Nam 30 năm phát triển và hội nhập, Quyển 1, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, tr. 120-132.

8. Tạ Trọng Thắng, Phan Văn Quýnh, Hồng Hữu Hiệp, Nguyễn Đăng Túc (2002), “Vai trị kiến sinh của đới đứt gãy Sơng Hồng đối với miền Tây Bắc và biểu hiện vận động hiện đại của nĩ”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Đức An, Lại Huy Anh , Võ Thịnh, Ngơ Anh Tuấn, Đỗ Minh Tuấn, Trần Hằng Nga (2000), “Kết quả nghiên cứu địa mạo đới đứt gãy Sơng Hồng”, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, (4), tr. 253-257.

2. Lê Duy Bách, Ngơ Gia Thắng (1998), “Bối cảnh kiến tạo Kainozoi Việt Nam và sinh khống dầu khí cĩ liên quan”, Báo cáo hội nghị khoa học –

viện Dầu Khí 20 năm xây dựng và phát triển, Viện Dầu Khí – Tổng cơng ty Dầu Khí Việt Nam, tr. 210-231.

3. Lê Trọng Cán (1976), “Báo cáo cấu tạo, kiến tạo vùng Kiến Xương – Tiền Hải và triển vọng dầu khí”, Lưu trữ Viện Dầu Khí, ĐC 87-92.

4. Lê Trọng Cán (1983), “Các đứt gãy và vai trị của chúng trong sự hình thành bình đồ cấu tạo và qui luật phân bố cacbuahydro ở miền võng Hà Nội”, Lưu trữ Viện Dầu Khí, ĐC 105.

5. Phan Trung Điền, Lars Henrik Nielsen, Claus Andersen, Phạm Văn Tiềm, Đỗ Văn Nhuận (1998), “Các biến cố Mezoroi muộn – Kainozoi trên rìa Tây Bắc, biển Đơng Việt Nam”, Báo cáo hội nghị khoa học –

viện Dầu Khí 20 năm xây dựng và phát triển, Viện Dầu Khí – Tổng cơng ty Dầu Khí Việt Nam, tr. 122-128.

6. A.E. Đovjikov (chủ biên) và nnk. (1965), “Địa chất miền Bắc Việt Nam, tỉ lệ 1:500.000”, Nxb KH&KT, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 145 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)