Các loại hình thái cấu trúc đi kèm với cơ chế căng giãn:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 55 - 58)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1 Các loại hình thái cấu trúc đi kèm với cơ chế căng giãn:

Đối với cơ chế kiến tạo căng giãn, sự cĩ mặt của đứt gãy thuận là chủ đạo và đi kèm với chúng là các địa hào. Tùy theo hình dạng bề mặt của đứt gãy cĩ thể tạo ra các loại đứt gãy: đứt gãy phẳng cĩ bề mặt đứt gãy phẳng, gĩc dốc tương đối ổn định theo độ sâu (hình 2.7a) và đứt gãy listric là đứt gãy sâu cĩ gĩc dốc thay đổi

a b

Hình 2.7: Các loại đứt gãy sinh ra trong quá trình căng giãn: a) đứt gãy phẳng khơng quay; b) đứt gãy listric (Ram: dốc, Flat: thoải) [91]

* Đứt gãy listric:

Đứt gãy listric là sản phẩm của quá trình trượt trọng lực theo một bề mặt. Hamblin (1965) [91] cịn cho rằng đứt gãy listric cũng thường liên quan tới quá trình căng giãn vỏ. Trong trường hợp lý tưởng, đứt gãy listric cĩ dạng một đường cong đơn giản, tuy nhiên bằng mơ hình cùng với quan sát thực tế của mình, Mc Clay và Ellis (1988) [91] cho rằng đứt gãy listric cĩ dạng một đường cong phức tạp hơn với những phần cong dốc và phần tương đối nằm ngang xen kẽ nhau (hình 2.7).

Bên cạnh đứt gãy chính được sinh ra trong quá trình căng giãn cịn cĩ hàng loạt các đứt gãy thứ cấp, trong đĩ cĩ những đứt gãy đổ cùng chiều (synthetic faults) và những đứt gãy đối ứng đổ ngược chiều (antithetic faults)-hình 2.8b. Ngồi ra, tùy thuộc vào mức độ tách dãn, thời gian kéo dài và tính chất cơ lý đất đá mà q trình tách dãn cĩ thể hình thành các cấu trúc dạng vịm bất đối xứng (hình 2.8a).

a b

Hình 2.8: các kiểu cấu trúc và thế hệ đứt gãy hình thành liên quan với đứt gãy listric (a: Hamblin, 1965; b: Gibbs, 1984)[91]

Trường hợp đứt gãy listric xảy ra cùng với q trình trầm tích thì sẽ cĩ sự di chuyển của tâm sụt lún của bể trong suốt q trình trầm tích. Nếu nối tâm sụt lún của từng thời kỳ theo thứ tự từ cổ tới trẻ sẽ thấy tâm sụt lún cĩ hướng di chuyển về phía cánh nằm, đĩ là do các tâm sụt lún cổ được dịch chuyển cùng với hoạt động của đứt gãy theo thời gian (hình 2.9).

Hình 2.9: đứt gãy listric đồng trầm tích và sự di chuyển của tâm sụt lún theo thời gian (Higgs, 1988)[91]

* Đứt gãy phẳng:

Trường hợp lực căng tác động đều vào các cánh đứt gãy, trong khu vực sẽ sinh ra hệ thống địa luỹ, địa hào với trung tâm sụt lún chính ở giữa (hình 2.7a).

Trường hợp lực tác động khơng đều lên các cánh các khối được phân tách bởi các đứt gãy cĩ thể sẽ bị xoay (hình 2.10), khi đĩ trong khu vực khĩ xác định được trung tâm sụt lún chính, tuy nhiên ở giữa hai khối cạnh nhau luơn cĩ một trung tâm sụt lún địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)