Giai đoạn sụt lún sau căng giãn: 23-16 triệu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 130 - 131)

4.1 Lịch sử hoạt động kiến tạo và mơ hình địa động lực khu vực bể trầm tích Kz

4.1.4 Giai đoạn sụt lún sau căng giãn: 23-16 triệu năm

Sự di chuyển về phía Đơng, Đơng Nam của khối Nam Trung Hoa đã làm giảm tốc độ trượt bằng trái dọc theo đứt gãy Sơng Hồng cũng như cản trở sự căng giãn của đáy Biển Đơng. Đáy Biển Đơng vào 23 triệu năm đã bị đổi hướng trục căng giãn từ á vĩ tuyến sang phương ĐB-TN [70]. Sự thay đổi phương của trục căng giãn đáy Biển Đơng cũng cĩ thể được giải thích do sự di chuyển về phía Đơng, Đơng Nam của khối Nam Trung Hoa tác động vào cánh phía Tây Bắc của Biển Đơng làm thay đổi phương căng giãn đáy Biển Đơng.

Vào thời điểm này, ở khu vực phía Nam xảy ra va chạm giữa mảng Châu Úc và vi mảng Đơng Nam Á dọc theo rìa cung đảo Sumatra-Java (Indonesia) làm lan truyền lực lên phía Bắc tác động vào khối Đơng Dương ở phía Tây và vi mảng Caroline ở phía Đơng. Hệ quả của sự tác động này làm cản trở sự xoay trượt của khối Đơng Dương cũng như sự tách mở của Biển Đơng về phía Nam Đơng Nam.

Trong phạm vi bể Sơng Hồng, đây là khoảng thời gian bình ổn kiến tạo và chỉ xảy ra hiện tượng sụt lún sau căng giãn, mở rộng khơng gian trầm tích. Các tập trầm tích hình thành trong giai đoạn này (hệ tầng Phong Châu) ở phía Đơng Bắc đứt gãy Sơng Lơ/Vĩnh Ninh khơng bị các đứt gãy cắt qua, cịn ở khu vực trung tâm của bể (giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sơng Chảy) hầu hết các tập trầm tích thành tạo từ Oligoxen đến Mioxen giữa đều bị đứt gãy cắt qua với biên độ dịch chuyển tương đồng, điều này cho phép xác định các đứt gãy này hoạt động sau trầm tích. Ngồi ra, trầm tích hệ tầng Phong Châu nằm kề áp lên nĩc của hệ tầng Đình Cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)