Cơ sở tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 65 - 69)

2.3.1 Bản đồ địa chất, số liệu thực địa

Các bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000, 1:200.000 được sử dụng để xác định vị trí, hình dáng các đứt gãy phần lãnh thổ Việt Nam và liên kết với các đứt gãy bị các lớp phủ Đệ tứ che khuất cũng như các đứt gãy ngồi khơi bể Sơng Hồng.

Các số liệu thực địa do nghiên cứu sinh trực tiếp đo vẽ và các số liệu thực địa thu thập được từ các tác giả khác thơng qua những văn liệu đã cơng bố cũng được sử dụng trong cơng tác xác định tính chất động học của đứt gãy, các kiểu biến dạng cũng như khơi phục lại trường ứng suất.

Các dữ liệu về magma Kainozoi hoạt động trong đới đứt gãy Sơng Hồng cũng được sử dụng để hỗ trợ cơng tác luận giải các pha kiến tạo, đặc điểm động lực, động học và trường ứng suất trong từng thời kỳ.

2.3.2 Tài liệu địa chấn

Tài liệu địa chấn 2D là nguồn tài liệu quan trọng để xác định hệ thống đứt gãy trong khu vực nghiên cứu, đặc điểm động học của từng đứt gãy cũng như xác định thời gian hoạt động của chúng. Ngồi ra tài liệu địa chấn cũng cho phép phân chia các pha kiến tạo, các sự kiện địa chất và xác định các cấu tạo bậc cao, các dạng bẫy, …

Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng khoảng 50 mặt cắt địa chấn với tổng khối lượng trên 5000 km tuyến (Hình 2.27). Các tài liệu địa chấn này bao gồm các tài liệu địa chấn khu vực do PVN thu nổ năm 1983 bằng tàu Iskaten, tài liệu địa chấn khơng độc quyền thu nổ năm 1993 và tài liệu địa chấn do các nhà thầu thu nổ năm 89, 90, 94, 97 ở khu vực đất liền và ngồi khơi Vịnh Bắc Bộ. Ngồi ra, nghiên cứu sinh cịn tham khảo, đối chiếu, liên kết các mặt cắt địa chấn này với các mặt cắt địa chấn 2D và cub địa chấn 3D cĩ trong khu vực nhằm chính xác hĩa vị trí, tính chất và sự phát triển/phạm vi phân bố của các đứt gãy, dạng cấu tạo trong vùng

2.3.3 Tài liệu từ-trọng lực

Các bản đồ từ, trọng lực mặt đất, hàng khơng và vệ tinh cho phép xác định các đứt gãy, các cấu trúc sâu trên tồn bộ lãnh thổ và ngồi khơi của Việt Nam. Nguồn tài liệu này đặc biệt cĩ ý nghĩa ở các khu vực mà tài liệu địa chất bề mặt khơng quan sát được (do bị lớp phủ che khuất) và tài liệu địa chấn khơng cĩ như ở khu vực đồng bằng Sơng Hồng và khu vực ngồi khơi phần thuộc về lãnh hải của Trung Quốc sau hiệp định phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000 (Hình 2.28).

Trong luận án cĩ sử dụng tài liệu từ, trọng lực mặt đất tỉ lệ 1/500.000 khu vực đất liền [11] và tài liệu trọng lực biển kết hợp tài liệu trọng lực vệ tinh khu vực thềm lục địa Việt Nam để phân tích, xác định hệ thống đứt gãy.

2.3.4 Tài liệu giếng khoan, địa tầng-trầm tích, magma

Tài liệu địa chất giếng khoan cho phép xác định được ranh giới về tuổi của các thành tạo địa chất trong giếng khoan, từ đĩ liên kết với tài liệu địa chấn để xác định thời gian hoạt động của đứt gãy, thời gian hoạt động của các pha kiến tạo, … Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả phân tích mẫu, xác định tuổi hĩa thạch của trên 20 giếng khoan, trong đĩ chủ yếu tập trung ở phần Bắc bể trầm tích Kz Sơng Hồng.

Tài liệu về địa tầng-trầm tích củng cố thêm các thơng tin liên quan giữa hoạt động kiến tạo với mơi trường trầm tích, …. Đặc biệt các mặt cắt, bản đồ về chiều dày trầm tích của các tầng cho phép xác định trung tâm sụt lún của từng thời kỳ, từ đĩ cho thấy sự dịch chuyển trung tâm trầm tích theo thời gian.

Tài liệu về thời gian hoạt động magma ở khu vực đới đứt gãy Sơng Hồng và lân cận cho phép xác định các pha hoạt động của đới đứt gãy Sơng Hồng do đới đứt gãy Sơng Hồng là đới đứt gãy sâu, …

Hình 2.19: Sơ đồ tuyến địa chấn sử dụng trong luận án và vị trí các tuyến được sử dụng minh họa

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT BỂ TRẦM TÍCH KZ SƠNG HỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)