Giai đoạn cân bằng chuyển động: 16-11 triệu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 131)

4.1 Lịch sử hoạt động kiến tạo và mơ hình địa động lực khu vực bể trầm tích Kz

4.1.5 Giai đoạn cân bằng chuyển động: 16-11 triệu năm

Cân bằng chuyển động giữa các khối, vi mảng: khối Nam Trung Hoa, khối Đơng Dương do đĩ trong thời kỳ này đứt gãy Sơng Hồng và đứt gãy Three Pagoda khơng xảy ra hiện tượng trượt bằng [86].

Theo đường cong thăng giáng mực nước biển thì giai đoạn này nhìn chung mực nước biển hạ, tuy nhiên quan sát các mặt cắt địa chấn ở phần Bắc và trung tâm bể thấy rằng các tập trầm tích Mioxen giữa nằm kề áp lên mặt S3 và phạm vi bể ngày càng mở rộng về phía Đơng. Như vậy, vào giai đoạn này khu vực phía Đơng của bể tiếp tục sụt lún mạnh với biên độ lớn hơn biên độ hạ mực nước biển dẫn đến phạm vi trầm tích liên tục được mở rộng.

Phần Bắc bể, các mặt cắt địa chấn qua khu vực ĐB đứt gãy Vĩnh Ninh hầu như vắng mặt hoạt động đứt gãy trong tầng trầm tích Mioxen, cịn các mặt cắt địa chấn qua khu vực TN đứt gãy Vĩnh Ninh thì cĩ rất nhiều đứt gãy cắt qua tầng trầm tích Mioxen và dừng lại ở dưới bề mặt bất chỉnh hợp S5 (Hình 3.5-3.10, 4.4). Ngồi ra, so sánh chiều dày giữa các cánh của đứt gãy thấy rằng khơng cĩ sự biến động, điều đĩ cĩ nghĩa là hệ thống đứt gãy này hình thành, hoạt động sau khi thành tạo tầng trầm tích Mioxen và trước khi thành tạo tầng Plioxen-Đệ Tứ.

Phần phía Nam bể, hoạt động đứt gãy trong Mioxen rất yếu, ở một vài mặt cắt xác định tồn tại đứt gãy trong tập trầm tích Mioxen nhưng biên độ dịch chuyển khơng đáng kể, vào khoảng vài chục ms đến trên 100ms tương ứng 50-150m.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)