Nhĩm cơng trình nghiên cứu biến dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 30 - 35)

1.2 Lịch sử nghiên cứu địa động lực bể trầm tích Kz Sơng Hồng và lân cận

1.2.2.1 Nhĩm cơng trình nghiên cứu biến dạng

Trong nhĩm cơng trình này, tiêu biểu cĩ các nghiên cứu của: Phan Văn Quýnh [21-25, 88]; Phan Trường Thị và nnk [33]; Tạ Trọng Thắng và nnk [30-32]; Phạm Năng Vũ và nnk [49]; Phan Trọng Trịnh và nnk [41-43]; Nguyễn Văn Vượng [50]; Nguyễn Đăng Túc [44-48]; Anczkiewicz R. và nnk [52]; ...

Trong cơng trình nghiên cứu của Tạ Trọng Thắng và nnk (2000, 2004), trên cơ sở phân tích các dữ liệu về tuổi đồng vị của các khống vật trong các đá đã trải qua các pha biến dạng ở khu vực nghiên cứu, các tác giả chỉ ra rằng đới đứt gãy Sơng Hồng là một đới khâu kiến tạo cổ, cĩ thể được hình thành vào Neoproterozoi, hoạt động lặp lại nhiều lần trong Paleozoi, Mesozoi và đặc biệt mạnh trong Kainozoi. Cơ chế địa động lực của đới thay đổi theo cả thời gian và khơng gian. Ở đây các tác giả cũng đưa ra cách lý giải cho hiện tượng “chưa phát hiện thấy trong đới đứt gãy Sơng Hồng các đá bị biến dạng thuộc chu kỳ kiến tạo Indosini như đã phát hiện thấy ở vịm Sơng Chảy và phía TN đới đứt gãy sơng Hồng” là do quá trình chuyển động tịnh tiến và xoay của khối Đơng Dương về phía ĐN dọc theo đứt gãy Sơng Hồng vào Kainozoi rất mạnh mẽ và đã làm xố nhồ hầu hết các dấu tích biến dạng dọc theo đới xiết trượt này. Trong cơng trình này tác giả cũng đưa ra các mốc dịch trượt trái (33-5 tr.năm) và dịch trượt phải (5 tr.năm-nay).

Phan Trọng Trịnh [42-43] đưa ra mơ hình chuyển động ở khu vực Đơng Dương nhằm giải thích sự xuất hiện của các đới biến dạng cũng như tuổi biến dạng của các đá trẻ dần về phía Tây Bắc dọc theo đứt gãy Sơng Hồng. Theo mơ hình này, do tác động của sự xơ húc giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu Á làm khối Đơng Dương quay theo chiều kim đồng hồ dọc đứt gãy Sơng Hồng và đứt gãy Sơng Hồng khơng phải là một cung trịn nên cĩ những vị trí mà ở đĩ xảy ra q trình chà xát, nén ép tạo ra các đá bị biến dạng, sau đĩ các đá bị biến dạng này lại bị q trình quay của khối làm dịch chuyển về phía Đơng Nam dọc theo đứt gãy. Quá trình này cứ tiếp tục diễn ra, vì vậy đã tạo ra hiện tượng các đá bị biến dạng trước sẽ nằm ở phía

Hình 1.5: Mơ hình chuyển động ở khu vực Đơng Dương và các yếu tố liên quan (LeLoup P.H et al, 1995 [80], Phan Trọng Trịnh chỉnh sửa, 2000 [42])

Phạm Năng Vũ và nnk [49] trên cơ sở phân tích cấu trúc thẳng đứng trên mặt cắt địa chấn, các tác giả đã khẳng định hoạt động của đới đứt gãy Sơng Hồng trong Kainozoi gồm nhiều pha: 1) pha căng giãn Eoxen và Oligoxen (36-30 tr.năm); 2) Pha nén sớm vào cuối Oligoxen (30-25,5 tr.năm); 3) Pha căng giãn muộn vào Mioxen sớm (25,5-15,5 tr.năm); 4) Pha bình ổn cuối Mioxen (15,5-10,5 tr.năm); 5) Pha nén ép muộn cuối Mioxen muộn (5,5 tr.năm) và 6) Pha đơn nghiêng bình ổn và hoạt động căng giãn ở phần TN vịnh Bắc Bộ.

Nguyễn Văn Vượng [50], trên cơ sở thừa kế mơ hình địa động lực tồn khu vực Đơng Nam Á của Tapponnier et al [95-96] và của Leloup et al [80, 82] đã đưa ra mơ hình địa động lực riêng cho đới đứt gãy Sơng Hồng nhằm giải thích sự hình thành bể Sơng Hồng. Theo tác giả, từ 30-5,5 tr.năm khối Đơng Dương quay theo chiều kim đồng hồ nhưng với ba tâm quay khác nhau ứng với các giai đoạn: 30-20 tr.năm; 20-15 tr.năm và 15-5,5 tr.năm. Tác giả đã sử dụng mơ hình này để giải thích cho hiện tượng hình thành các khu vực căng giãn, nén ép hay trượt bằng dọc theo đứt gãy Sơng Hồng ở các thời điểm khác nhau (Hình 1.6).

a b

Hình 1.6: Cấu hình của hệ đứt gãy SH đi kèm với quỹ đạo quay của khối Đơng Dương: (a) giữa 30 và 20 triệu năm trước; (b): giữa 20 và 15 triệu năm trước

(Nguyễn Văn Vượng, 2002) [50]

Nguyễn Đăng Túc [45-48] nghiên cứu về đứt gãy Sơng Hồng và đứt gãy Sơng Chảy trên phần đất liền, đã xác định được hai giai đoạn phát triển chính trong Kainozoi đĩ là giai đoạn dịch trượt trái với tốc độ trung bình 6mm/năm trong Eoxen giữa-Mioxen và giai đoạn dịch trượt phải với tốc độ trung bình 7.4mm/năm trong giai đoạn Plioxen-Đệ Tứ.

Mazur et al [85], trên cơ sở phân tích tài liệu trọng lực đã tính tốn mức độ căng giãn vỏ trong phạm vi bể Sơng Hồng, theo đĩ mức độ căng giãn tại một mặt cắt ở trung tâm bể là 89km và giá trị căng giãn lớn nhất trong bể cĩ thể lên tới 100km (Hình 1.7). Các tác giả cũng sử dụng mơ hình của Leloup et al [80, 82] để giải thích cho việc dọc theo đới đứt gãy Ailaoshan-Sơng Hồng thì phần Tây Bắc bị nén ép tạo các dãy núi cịn phần Đơng Nam được căng giãn tạo các bể trầm tích và cho rằng mức độ căng giãn vỏ ở bể Sơng Hồng phụ thuộc trực tiếp vào biên độ dịch

trượt trái. Theo tính tốn của nhĩm tác giả, biên độ dịch trượt trái dọc theo đới đứt gãy Sơng Hồng vào khoảng 290km là phù hợp nhất với mức độ căng giãn vỏ đã xác định được trong phạm vi bể.

Hình 1.7: Mức độ căng giãn vỏ khu vực bể Sơng Hồng trên cơ sở phân tích tài liệu trọng lực (Mazur et al, 2012) [85]

Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc địa chất ở khu vực bể Sơng Hồng nhằm phục vụ cho cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí, tác giả Nguyễn Mạnh Huyền [28] đã sơ bộ phân vùng cấu trúc bể Sơng Hồng thành 3 đơn vị nhỏ hơn: 1) vùng Tây Bắc; 2) vùng Trung tâm và 3) vùng phía Nam, tuy nhiên tác giả khơng đưa ra tiêu

chí để phân vùng mà dường như ở đây tác giả dựa vào vị trí địa lý và triển vọng dầu khí để phân chia (hình 1.8).

Hình 1.8: Phân vùng cấu trúc địa chất bể Sơng Hồng: 1: Vùng Tây Bắc; 2: Vùng trung tâm; 3: Vùng phía Nam (Nguyễn Mạnh Huyền, 2007) [28]

1

2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)