Giai đoạn căng giãn tạo bể: 32-23 triệu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 122 - 127)

4.1 Lịch sử hoạt động kiến tạo và mơ hình địa động lực khu vực bể trầm tích Kz

4.1.2 Giai đoạn căng giãn tạo bể: 32-23 triệu năm

Mảng Ấn Độ tiếp tục di chuyển lên phía Bắc và rìa Đơng tạo lực đẩy theo phương á vĩ tuyến [64-68, 72, 84, 95]. Đứt gãy Sơng Hồng bắt đầu trượt bằng trái làm khối Đơng Dương trồi trượt dọc đứt gãy Sơng Hồng và cĩ hợp phần quay theo chiều kim đồng hồ tạo ra trường ứng suất căng giãn ở khu vực phía ĐB, hình thành bể Sơng Hồng theo kiểu kéo tách vào thời điểm 32 triệu năm trước (Hình 4.2).

Hình 4.2: Mơ hình địa động lực khu vực Đơng Dương vào 32 tr.n trước [64-68, 72]

Cùng thời gian này, ở phía Đơng khối Đơng Dương xảy ra quá trình căng giãn đáy Biển Đơng với phương của trục căng giãn là á vĩ tuyến. Cả hai sự kiện mang tính khu vực này đều được kết thúc vào khoảng thời gian 16 triệu năm [54, 70].

Trong phạm vi bể Sơng Hồng và lân cận như khu vực Yên Bái và khu vực Nghệ An cịn lưu giữ lại những bằng chứng trên các thành tạo địa chất về sự tồn tại của trường ứng suất với phương của trục nén ép á vĩ tuyến, phương trục căng giãn là á kinh tuyến đặc trưng cho giai đoạn trượt bằng trái và mở bể (Hình 4.3).

Ngồi ra, việc xác định bế Sơng Hồng thuộc dạng kéo tách cịn được minh chứng bởi các dấu hiệu, bằng chứng sau:

- Tồn tại các bằng chứng về sự trượt bằng trái dọc đới đứt gãy Sơng Hồng và trong nội bể dọc theo đứt gãy Vĩnh Ninh (hình 3.8, 3.9);

- Tồn tại bằng chứng về sự dịch chuyển trung tâm sụt lún trong giai đoạn Oligoxen (hình 3.19a);

- Mặt cắt ngang bể Sơng Hồng (hình 3.7) thể hiện dạng cấu trúc hình hoa đặc trưng cho loại bể kéo tách.

Hình 4.3: Trạng thái ứng suất thời kỳ 32-23 triệu năm được lưu giữ lại trên các thành tạo địa chất vùng rìa bể Sơng Hồng [13]

Mặc dù đứt gãy Sơng Hồng cĩ vai trị quan trọng trong các chuyển động địa động lực mang tính khu vực nhưng lại khơng đĩng vai trị trực tiếp trong việc hình thành các cấu trúc của bể. Trên các mặt cắt địa chấn cho thấy ranh giới của bể Sơng Hồng về phía Tây Nam (TN) là đứt gãy Sơng Chảy (Hình 3.5-3.10).

Mặt cắt địa chấn ở khu vực Bắc bể Sơng Hồng thấy rằng hầu hết các đứt gãy thuận được hình thành trong pha căng giãn tạo bể đều kết thúc ở mặt bất chỉnh hợp nĩc Oligoxen-S2 (23 triệu năm) và cĩ sự thay đổi về bề dày trầm tích giữa các cánh của đứt gãy (Hình 4.4). Điều này cho phép nhận định giai đoạn căng giãn tạo bể chỉ kéo dài đến 23 triệu năm.

Hình 4.4: Mặt cắt địa chấn 89-1-62 thể hiện các đứt gãy thuận trong pha căng giãn và các nếp uốn trong lát cắt Oligoxen phần Đơng Bắc, nếp uốn trong lát cắt Mioxen

phần Tây Nam đứt gãy Vĩnh Ninh

Từ các dấu hiệu, bằng chứng thu thập trên thực địa đã xác lập được trường ứng suất địa phương ở vùng rìa bể Sơng Hồng. Ngồi ra, liên kết các tài liệu địa chấn cho phép xác định tính chất của hệ thống đứt gãy trong bể Sơng Hồng (phương, hướng đổ, dịch trượt bằng, …) cũng cho phép tái lập trường ứng suất địa phương cho từng khu vực trong bể Sơng Hồng. Các tài liệu về bản đồ tầng cấu trúc, bản đồ đẳng dày cho phép xác định phương trục căng giãn. Trên cơ sở các yếu tố địa động lực này đã thành lập sơ đồ cấu trúc địa động lực bể trầm tích Kz Sơng Hồng thời kỳ đầu giai đoạn căng giãn trong Oligoxen (Hình 4.5).

Khi thành lập sơ đồ địa động lực cho bể Sơng Hồng, nghiên cứu sinh đã lập lại vị trí của các đứt gãy, các khối động lực (dịch chuyển gần nhau hơn và quay ngược chiều kim đồng hồ gĩc khoảng 150

Hình 4.5: Sơ đồ cấu trúc-địa động lực bể trầm tích Kz Sơng Hồng thời kỳ đầu Oligoxen

Vào thời kỳ đầu Oligoxen, khối động lực nằm về phía Tây Nam đứt gãy Sơng Hồng chuyển động về phía Nam và xoay theo chiều kim đồng hồ trong khi đĩ khối động lực nằm về phía Đơng Bắc đứt gãy Sơng Lơ hầu như chưa bị tác động và di chuyển. Khối động lực nằm về phía Nam đới đứt gãy Sơng Cả-Rào Nậy và phía Tây của đứt gãy Sơng Chảy chuyển động về phía Nam, trong khi đĩ khối động lực nằm ở phía Nam bể Bạch Long Vĩ và ở cánh phía Đơng của đứt gãy Sơng Lơ hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình tách giãn Biển đơng tác động. Chuyển động của các khối động lực trên đã tạo ra khơng gian căng giãn theo phương Bắc-Nam ở trung tâm bể Sơng Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)