4.1 Lịch sử hoạt động kiến tạo và mơ hình địa động lực khu vực bể trầm tích Kz
4.1.3 Pha nghịch đảo cuối Oligoxen: 26-23 triệu năm
Vào thời gian này mảng Ấn Độ tiếp tục đi sâu về phía Bắc do đĩ ngồi sự tác động tạo lực vào khối Đơng Dương như trong thời kỳ trước thì đã tạo sự tác động mạnh vào khối Hoa Nam làm khối này từ từ di chuyển về phía Đơng, Đơng Nam [64-68, 72, 95]. Kết hợp với quá trình mở Biển Đơng làm cánh Tây Bắc dịch chuyển về phía khối Hoa Nam [65, 95], đã tạo ra một khu vực bị nén ép, nghịch đảo tạo các nếp uốn với trục uốn nếp theo phương ĐB-TN vào cuối Oligoxen.
Hình 4.7: Sơ đồ cấu trúc-địa động lực bể trầm tích Kz Sơng Hồng thời kỳ cuối Oligoxen
Các mặt cắt địa chấn phương ĐB-TN từ trong đất liền ra ngồi khơi Vịnh Bắc Bộ thấy rằng trầm tích Oligoxen bị uốn nếp và bào mịn với mức độ thay đổi theo khơng gian. Tuy nhiên các dấu hiệu uốn nếp, bị bào mịn, cắt xén chỉ cĩ ở cánh ĐB đứt gãy Vĩnh Ninh cịn cánh TN đứt gãy khơng cĩ hiện tượng này (Hình 4.4).
Từ những dấu hiệu trên cĩ thể khẳng định ở phần Bắc bể Sơng Hồng đã tồn tại một pha nghịch đảo kiến tạo vào cuối Oligoxen và phạm vi ảnh hưởng của pha nghịch đảo này chỉ giới hạn ở cánh ĐB của đứt gãy Vĩnh Ninh.
Trên cơ sở phân tích các mặt cắt địa chấn, xác định các pha kiến tạo, phạm vi ảnh hưởng, Nghiên cứu sinh đã lập lại sơ đồ cấu trúc-địa động lực cho khu vực bể trầm tích Kz Sơng Hồng và lân cận vào thời kỳ cuối Oligoxen (hình 4.7).
Để xác định vị trí của các đứt gãy, các khối động lực vào thời điểm cuối Oligoxen, nghiên cứu sinh đã phân tích hàng loạt các mặt cắt địa chấn từ phần Bắc bể đến phần Nam bể và tính tốn mức độ co rút theo chiều ngang của các tập trầm tích từ khi thành tạo so với ngày nay. Kết quả cho thấy mức độ co rút dao động từ 0.5% đến 24% tùy theo từng khu vực và từng tập trầm tích (bảng 4.1). Tuy nhiên cần lưu ý rằng kết quả tính tốn trên cơ sở giả thiết các bề mặt trầm tích khi bắt đầu hình thành cĩ dạng tương đối nằm ngang.
Bảng 4.1: Mức độ co rút theo chiều ngang của các bề mặt trầm tích trên các tuyến
địa chấn (tính theo tỉ lệ %) Tuyến Mặt A-A B-B D-D E-E F-F 93_209 H-H S5 0.43% 0.55% 1.71% 1.17% 1.82% 1.65% 1.32% S4 8.88% 10.26% 2.27% 2.74% 6.12% 3.41% 2.58% S3 8.96% 18.92% 8.12% 7.59% 7.09% 7.32% 2.58% S2 24.51% 12.59% 16.99% 11.32% 14.29% 6.86%
Vào thời kỳ cuối Oligoxen, các khối động lực ở phía Tây đứt gãy Sơng Hồng, Sơng Chảy tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và quay theo chiều kim đồng
Đơng Nam, cùng với đĩ quá trình tách dãn Biển Đơng xảy ra mạnh mẽ đã làm cho khối động lực nằm ở phía Nam bể Bạch Long Vĩ và ở cánh phía Đơng của đứt gãy Sơng Lơ di chuyển ngược lên phía Bắc. Quá trình tương tác giữa các khối này đã dẫn đến hiện tượng nghịch đảo vào cuối Oligoxen ở khu vực bể Bạch Long Vĩ và phần bể Sơng Hồng nằm ở cánh Đơng Bắc của đứt gãy Vĩnh Ninh trong khi ở các khu vực khác quá trình căng giãn tạo khơng gian trầm tích vẫn tiếp tục diễn ra.