2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu từ-trọng lực:
Dựa vào sự biến đổi của trọng lực theo khơng gian để nghiên cứu cấu trúc sâu dưới bề mặt lớp phủ. Trong cơng tác thăm dị trọng lực, người ta phân tích giá trị dị thường trọng lực [36]. Giá trị dị thường trọng lực (∆g) là hiệu số giữa giá trị tuyệt đối trọng lực quan sát, đo đạc được (gqs) và giá trị bình thường tại chính điểm đĩ (g0). Do vị trí quan sát cĩ độ cao khơng ổn định, nên để thuận tiện cho việc xây dựng bản đồ dị thường trọng lực phải đưa giá trị quan sát tới cùng độ cao của giá trị chuẩn. Phép chuyển đổi này được gọi là phép hiệu chỉnh trọng lực.
Cĩ rất nhiều phương án được đưa ra để hiệu chỉnh trọng lực, trong đĩ đáng chú ý là hiệu chỉnh của Bouguer. Giá trị dị thường trọng lực sau khi đã sử dụng hiệu chỉnh Bouguer được gọi là dị thường trọng lực Bouguer.
Sử dụng, phân tích các tài liệu dị thường trọng lực sẽ giúp làm sáng tỏ sự phân bố vật chất bên trong Trái Đất tạo nên các dị thường (bao gồm độ sâu phân bố và diện phân bố). Những dị thường về sự phân bố của vật chất thường liên quan đến các yếu tố địa chất như các đứt gãy, các địa hào, bán địa hào, sự nâng hạ của bề mặt moho ở khu vực cĩ đứt gãy cắt qua...
Phương pháp từ tương tự như phương pháp trọng lực, ở đĩ người ta nghiên cứu từ tính của đất đá gây ra. Khi đất đá chứa các chất-khống vật sắt từ (manhetit, hematit, ...) sẽ gây ra dị thường từ. Dựa vào đặc điểm phân bố, giá trị của trường Từ sẽ cho phép xác định chiều sâu của mĩng Từ, hệ thống đứt gãy, ...
trên bề mặt và khơng cĩ tài liệu địa chấn đi qua, hoặc cĩ tài liệu địa chấn đi qua nhưng chất lượng tài liệu xấu, khơng đủ cơ sở để xác định. Cơ sở xác định đứt gãy từ tài liệu từ-trọng lực bao gồm:
+ Ranh giới các miền trường cĩ đặc trưng khác nhau.
+ Các dị thường đơn địa phương nối tiếp nhau tạo thành chuỗi kéo dài. + Các đường đẳng trị dị thường Bouguer và dị thường từ dạng dải chạy song
song kéo dài.
Trên cơ sở bản đồ từ-trọng lực phần đất liền khu vực phía Bắc, tỉ lệ 1/500.000 và tài liệu trọng lực vệ tinh khu vực thềm lục địa Việt Nam, đã cơ bản vạch ra được vị trí các đứt gãy chính của bể Sơng Hồng và khu vực lân cận như đứt gãy Sơng Hồng, đứt gãy Sơng Chảy, đứt gãy Vĩnh Ninh, đứt gãy Sơng Lơ, đứt gãy Sơng Cả, Rào Nậy. (hình 2.20).