Phương pháp phân tích tài liệu địa chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 49 - 53)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu địa chấn

Dựa trên đặc điểm về trường sĩng địa chấn để xác định các ranh giới địa chấn (ranh giới phức hệ, ranh giới tập, đứt gãy, ...), kết hợp với kiến thức địa tầng, thạch học, trầm tích, cấu trúc-kiến tạo xác định các thơng tin địa chất [26-27, 17].

Việc xác định thơng tin địa chất từ lát cắt địa chấn dựa trên các cơ sở sau: - Sự tương đồng của mặt cắt địa chấn với lát cắt trầm tích về hình thái các ranh giới và đặc điểm phân lớp. Các ranh giới phản xạ trên các mặt cắt địa chấn trùng với bề mặt phân lớp trong lát cắt địa chất;

- Sự tương đồng về đặc điểm kết thúc của các ranh giới địa chấn với các ranh giới địa chất. Trên các mặt cắt địa chấn cĩ thể quan sát thấy các dấu hiệu kết thúc các mặt phản xạ dạng kề áp (Onlap), chống đáy (downlap), chống nĩc (Toplap), bào mịn, cắt xén (erosion, truncation) giống như các đặc điểm kết thúc của các ranh giới địa chất trên các ranh giới địa chất khác (hình 2.1);

- Các ranh giới trên mặt cắt địa chấn cũng tồn tại các dạng phản ảnh q trình vận chuyển, tích tụ trầm tích, năng lượng cũng như điều kiện kiến tạo của mơi trường trầm tích. Chúng liên quan với các hoạt động kiến tạo và thăng giáng mực nước biển như: dạng xếp ngĩi, chữ S, xích ma, ... giống với các ranh giới địa chất liên quan trầm tích ở khu vực thềm; dạng toả tia liên quan đến quá trình lún chìm nhanh đáy bể; dạng gị đồi liên quan với các thành tạo ở châu thổ; dạng nằm ngang song song liên quan đến q trình trầm tích trong điều kiện ổn định; dạng lượn sĩng, uốn cong liên quan đến q trình hoạt động kiến tạo sau trầm tích...(hình 2.2);

- Độ mạnh yếu của sĩng phản xạ phản ánh sự thay đổi đột hay từ từ về thành phần thạch học cũng như độ gắn kết của các đá trầm tích;

- Các đứt gãy phá huỷ, q trình uốn nếp, bào mịn cắt xén được phản ánh rõ nét trên mặt cắt địa chấn. Ngồi việc phát hiện chính xác vị trí của các dạng cấu tạo này, trên mặt cắt địa chấn cịn cho phép xác định thời gian hoạt động;

Phức hệ địa chấn: là một phần của mặt cắt địa chấn bao gồm các mặt phản xạ (hay cịn gọi là các trục đồng pha của sĩng phản xạ) mà thế nằm của chúng song song với nhau, được hình thành trong cùng một giai đoạn trầm tích. Ranh giới trên và dưới của phức hệ địa chấn là các mặt bất chỉnh hợp địa chấn;

Các dấu hiệu phân chia phức hệ địa chấn:

- Các bất chỉnh hợp ở nĩc và đáy của các tập mà các dấu hiệu nhận biết là: kề áp; phủ đè; chống đáy; chống nĩc; dấu hiệu đè lướt bao bọc; dấu hiệu bào mịn cắt xén và dấu hiệu đào khoét (hình 2.1);

- Hình thái của các ranh giới (mặt phản xạ) nằm trong phức hệ đĩ (dạng đồng nhất, dạng phân lớp song song nằm ngang, dạng phân lớp song song lượn sĩng, dạng phân lớp á song song, phân lớp hình chữ S, dạng xích ma, dạng xếp ngĩi, ...) (hình 2.2);

- Độ mau thưa của các mặt phản xạ;

- Năng lượng phản xạ sĩng (độ đậm-nhạt của các ranh giới); - Tần số của dao động.

Hình 2.2: Hình thái các mặt phản xạ địa chấn thường gặp [26-27]

Việc xác định các đứt gãy, thơng số (biên độ, gĩc cắm) và tính chất (thuận, nghịch, trượt bằng) thơng qua dấu hiệu đĩ là: sự dịch chuyển một cách cĩ hệ thống của các trục đồng pha, sự kết thúc đột ngột của các trục đồng pha, sự xuất hiện các sĩng tán xạ, tồn tại vùng mất sĩng (hình 2.3).

Hình 2.3: Một số dấu hiệu xác định đứt gãy trên mặt cắt địa chấn

Trên cơ sở phân tích, liên kết các mặt cắt địa chấn-địa chất, cho phép xác định được:

- Cấu trúc địa chất hiện tại của đối tượng dọc theo tuyến lát cắt; - Xác định được pha hoạt động, tính chất và thơng số của các đứt gãy; - Xác định được các pha kiến tạo;

- Xác định phạm vi các yếu tố cấu trúc (đứt gãy, đới nâng, hạ, ...); - Thành lập các bản đồ cấu trúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) địa động lực bể trầm tích kainozoi sông hồng và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)