5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2
3.2.7. Xây dựng văn hóa nhà trường tạo ra một phong trào học tập, rèn luyện của thày và trò
của thày và trò
Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức của 1 nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường, thừa nhận làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã tạo ra trong lịch sử và được truyền từ đời này sang đời khác.
Văn hóa nhà trường là văn hóa của 1 tổ chức hành chính sư phạm.
Văn hóa nhà trường là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần, nó tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như những tồn tại vật lý (cấu trúc nhà cửa, cách trang trí phòng học, đồng phục, nghi lễ…) và những tồn tại tinh thần phi vật thể (gọi là phần chìm) như truyền thống, tình cảm, niềm tin, bầu không khí tâm lý… tất cả những giá trị này ko phải ngẫu nhiên mà có mà được XD, nuôi dưỡng, chăm sóc và được các thành viên thừa nhận.
Với những chức năng này Văn hóa nhà trường ảnh hưởng nhiều chiều đến chất lượng và hiệu quả GD,ảnh hưởng tới suy nghĩ của mỗi thành viên,nó còn ảnh hưởng nâng cao hoặc cản trở việc nâng cao trình độ nghề của GV,điều chỉnh thái độ của GV đối với nghề của họ.
Ảnh hưởng của Văn hóa nhà trường tới chất lượng dạy và học: Văn hóa nhà trường ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nhà trường, đặc biệt là ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. Từ cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, nội dung chương trình, những mong muốn thay đổi của GV…khi nhà trường có VH tích cực, mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có chất lượng GD cao, đem lại niềm tin đối với người học và toàn thể XH.
Ảnh hưởng của Văn hóa nhà trường tới GV và HS: Khi nhà trường có VH lành mạnh, hợp lý, sẽ có tác động mạnh đến sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ GV và kết quả học tập của hs. Đối với GV sẽ có thái độ rõ ràng, có động cơ phấn đấu không ngừng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có tinh thần tương thân tương ái, có VH chia sẻ động viên giúp đỡ lấn nhau cùng tiến bộ. Đối với học sinh sẽ có động cơ, tinh thần học tập đúng đắn để đạt được kết quả cao trong học tập, sẽ là một môi trường văn hóa tốt để học sinh tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, về văn hóa…để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau Xây dựng cơ chế giám sát đánh giá khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc
Mỗi CBQL, GV, NV trong nhà trường đều có bản mô tả công việc làm rõ
trách nhiệm quyền hạn và nghĩa vụ; Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và học
Làm cho HSSV biết chúng được yêu quí, được quan tâm chăm sóc; Đảm bảo HSSV có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ chúng; Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV(Đề cao vai trò lãnh đạo dạy và học của GV Văn hóa ứng xử: Trước hết phải nói tới cách ứng xử của người quản lý, bởi cách ứng xử đó sẽ chi phối rất nhiều tới các mối quan hệ khác nhau. Ai cũng biết cách ứng xử có văn hóa của người quản lý là chất keo dính để một tập thể có sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ đồng thời khích lệ GV, HSSV dạy tốt học tốt, đó còn là văn hóa ứng xử giữa Thày với Thày, giữa Thày với trò;
Việc xây dựng văn hóa nhà trường không phải của riêng cá nhân nào, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường chính là tạo ra bầu không khí vui vẻ, đoàn kết, mọi người quan tâm đến nhau và giúp đỡ nhau để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục và đào tạo.