Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức rõ vai trò quan trọng của giao thông vận tải, trong đó có vân tải đường sắt, Đảng và nhà nước luôn có chủ trương hàng đầu ưu tiên đầu tiên phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường sắt nói riêng, đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải đi trước một bước để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đứng trước yêu cầu đó, một mô hình chiến lược phát triển giao thông vận tải phù hợp cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đặt ra cho những năm tới khi hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đã tìm ra cho mình một hướng đi, cách thức để phát triển, khai thác triệt để bối cảnh quốc tế và thế mạnh của riêng họ.
Trong đó ngành đường sắt đã có kế hoạch xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc bắc nam và đường sắt đô thị như các dự an điển hình sau:
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội kéo dài từ ga Hà Nội đến Nhổn (huyện Từ Liêm) với chiều dài 12,5 km có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị này cũng đã được Chính phủ Pháp và Ngân hàng Đầu tư châu Âu tài trợ. Đây là một trong bốn tuyến đường sắt đô thị ưu tiên của Hà Nội trong Quy hoạch giao thông đô thị của Hà Nội nhằm đạt mục tiêu một nửa dân số thành phố sẽ sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào Năm 2020. b. Dự án xây dựng đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Đường sắt Việt Nam là đơn vị được giao thực hiện việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt các nội dung liên quan đến dự án giai đoạn 1 để triển khai trước Đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi;
c. Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành 2015.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên
cao (cầu cạn) phục vụ vận tải hành khách công cộng với chiều dài 13,05km, xuất
phát từ khu vực nút giao Cát Linh - Giảng Võ.
Dự kiến, đến năm 2015 tuyến đường sắt đô thị này sẽ đi vào khai thác, giải quyết một phần cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô từ phía Tây Nam vào trung tâm Thành phố là hướng có lưu lượng giao thông lớn nhất hiện nay.
Tuyến đường sắt đô thị này bắt đầu xuất phát từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đó là khu vực trung chuyển hành khách đô thị tương lai của Hà Nội, kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông với tuyến đường sắt Nhổn- Hà Nội và tuyến buýt nhanh BRT.
d. Dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội thuộc tuyến số 3 theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến 2020.
Dự án chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài tuyến chính 12,5km theo lộ trình: Điểm đầu Nhổn - theo Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với đường vành đai 3 - Cầu Giấy - Kim Mã - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối ga Hà Nội. Toàn bộ dự án tổng vốn đầu tư 783 triệu Euro. (báo đầu tư và quy hoạch tháng 10 năm 2010)
e. Dự án tuyến đường sắt trên cao Gia Lâm đến ga Giáp Bát - Hà Nội
Tuyến đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát, từ Giáp Bát đến Gia Lâm và từ Gia Lâm đến Yên Viên vừa được triển khai lập dự án chi tiết kỹ thuật.
Khi có tuyến đường sắt trên cao này, thời gian đi từ Giáp Bát đến Gia Lâm chỉ mất 23 phút, thay vì gần 2 tiếng đồng hồ như hiện nay. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tổ hợp khu ga Ngọc Hồi; xây dựng các kết cấu công trình và đường sắt trên cao đoạn Giáp Bát – Gia Lâm;
Chiều dài đoạn Giáp Bát - Gia Lâm thuộc giai đoạn 1 là 15,36 km với tổng mức đầu tư khoảng 19.460 tỷ đồng từ vốn ODA của Nhật Bản. Dự kiến năm 2016, các hạng mục trên sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát và từ Gia Lâm đến Yên Viên để hoàn thiện toàn tuyến từ Yên Viên đến Ngọc Hồi. Dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020. (báo đầu tư và quy hoạch tháng 9 năm 2010)
Dự án đường sắt cao tốc
Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP.HCM đã được trình tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII nhưng không được quốc hội thông qua do lo ngại về tính hiệu quả cũng như làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia…
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã khởi động lại dự án trên.
Đường sắt Việt Nam, sau khi Quốc hội không thông qua nghị quyết dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam với nguyên nhân chính là báo cáo đầu tư thiếu thông tin, Đường sắt Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ xin phép được nghiên cứu, lập báo cáo khả thi dự án để nhằm có thêm thông tin, cơ sở dữ liệu chính xác. Cụ thể, sẽ không tiến hành lập báo cáo toàn tuyến Hà Nội - TP.HCM mà trước mắt chỉ tập trung vào hai đoạn tuyến là Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang.