Thực trạng về xây dựng ĐNGV trường CĐN Đường sắt

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 63)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

2.3.3. Thực trạng về xây dựng ĐNGV trường CĐN Đường sắt

Công tác xây dựng ĐNGV trong các trường CĐN còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, ĐNGV đầu đàn của các trường CĐN chưa đáp ứng được so với yêu cầu và đòi hỏi phát triển của nhà trường. Cụ thể :

- Số lượng giáo viên đầu đàn chưa đầy đủ theo yêu cầu đào tạo của nhà trường. Thực tế ở nhiều trường vẫn có những giáo viên giữ vai trò đầu đàn vì họ có thâm niên công tác cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý, nhưng hạn chế lớn nhất ở những giáo viên này là họ không có đủ điều kiện như tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đại học. Vì vậy, trong thời gian tới họ sẽ khó có thể giữ vai trò đầu đàn vì số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh khá được tuyển dụng vào công tác tại trường.

- Lực lượng giáo viên đầu đàn của các trường CĐN còn quá mỏng mà hầu hết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải. Do đó việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng với nhau chưa được thường xuyên và chưa có hiệu quả. Đặc biệt, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho giảng dạy, giáo dục trong nhà trường chưa được đẩy mạnh, xây dựng thành một phong trào; ĐNGV đầu đàn chưa thể hiện vai trò đầu trong hoạt động này nên hạn chế việc nâng cao tiềm lực chuyên môn trong ĐNGV.

- Năng lực tổ chức, quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên đầu ngành còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa thực sự có sức mạnh tâm lý để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại của ĐNGV cho các hoạt động chuyên môn ở tổ bộ môn; bởi lẽ, hầu hết ĐNGV đầu đàn chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.

Những mặt hạn chế nêu trên có thể do những nguyên nhân sau đây: 1/ Nhận thức về vai trò của ĐNGV đầu đàn trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường chưa đúng mức; 2/ Ở nhiều trường CĐN chưa có qui hoạch phát triển ĐNGV đầu ngành. ĐNGV “gọi là đầu đàn” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa hề được cấp quản lý nào đánh giá, công nhận; 3/ Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đầu đàn chưa được thực hiện. Hầu hết giáo viên đầu đàn chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục. Việc sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với ĐNGV đầu đàn vẫn còn nhiều bất cập; 4/ Chưa đặt ra một cách cụ thể những tiêu chuẩn đối với ĐNGV tin học đầu đàn cho các chuyên ngành đào tạo ở các trường ĐH, cho sự qui hoạch và phát triển.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)