Về kiến thức chuyên môn:

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 51)

1. Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

2.2.3.1. Về kiến thức chuyên môn:

Tính đến năm 2010, Trường Cao đẳng nghề đường sắt đã có 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo 16.600 Công nhân kỹ thuật lành nghề; 1.650 Kỹ thuật viên trung cấp; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho 17.259 người lao động của Tổng Công ty Đường sắt Việt nam và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác; Liên kết đào tạo 1.294 người lao động đạt trình độ cao đẳng và đại học.

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy số giảng viên của trường có trình độ học vấn như sau: - TSKH/TS: 02

- Thạc sĩ: 19 người (12,7%)

- Cử nhân/kỹ sư: 121 người (71,6%) - Cao đẳng: 16 (11,4%)

- Trình độ khác: 6 (4,3%)

Đây cũng là sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giảng viên, nhưng so với mặt bằng chung đối với các trường cao đẳng thì chưa cao, mới ở mức trung bình.

Trong những năm qua với bề dày lịch sử truyền thống 55 năm xây dựng và phát triển, nhà trường luôn được đánh giá là địa chỉ tin cậy, là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực duy nhất cho ngành Đường sắt Việt Nam. Ngoài ra nhà trường còn đào tạo cho các công ty ngoài ngành đường sắt như: Đào tạo cho tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (VINACOMI) đó là các công ty: Tuyển than Cửa Ông; Than Núi Hồng; Apatít Việt Nam, Gang thép Thái Nguyên…Đây cũng là điểm mạnh trong lộ trình phát triển đội ngũ giảng viên của trường.

Để xây dựng đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, Nhà trường đã không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viên. Đến nay, đã có 19 thạc sỹ, 02 nghiên cứu sinh, 23 học viên cao học và nhiều giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và ngoài nước về đường sắt nội đô, đường sắt cao tốc. Các giáo viên đều sử dụng tốt tin học trong công tác giảng dạy, quản lý, một số giáo viên có thể giao tiếp, học tập và nghiên cứu tài liệu nước ngoài

bằng ngoại ngữ. Để nâng cao năng lực thực hành, nhà trường đã cử giáo viên trẻ đến các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc cử giáo viên đi hướng dẫn thực tập kết hợp học hỏi thực tế sản xuất. Tỷ lệ giáo viên đứng lớp đạt 52,5% so với tổng số lao động (147/285).

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới cũng thường xuyên được cập nhập. 100% giáo viên đã được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, vượt chỉ tiêu của nhiệm kỳ đề ra (50% giáo viên có trình độ sư phạm bậc 2). Nhiều giáo viên được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học như: Dự án GTZ, dạy theo chương trình khung, dạy tiếng Anh TOEIC.

Trong năm 2008-2010 Đội ngũ giảng viên của nhà trường đã Xây dựng 7 chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng 4 tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho Bộ Giao thông vận tải. Xây dựng và chỉnh lý 77 chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Đã hoàn thành và nghiệm thu 54 giáo trình, 20 giáo trình đang chờ thẩm định.

Đề tài sáng kiến đã phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô. Các đề tài đã được áp dụng vào công tác quản lý, đào tạo mang lại hiệu quả, đó là: Xây dựng trang web của trường; xây dựng sa bàn chạy tàu với mô phỏng điện khí tập trung; Phần mềm phổ biến và tự đánh giá kiểm tra hiểu biết về Quy Phạm - Quy trình Đường sắt Việt Nam; Xây dựng chương trình đào tạo các chức danh nhân viên Đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; Phần mềm tính toán cho một số phương pháp mới nắn giật đường cong trong công tác sửa chữa đường sắt và nhiều các sáng kiến, cải tiến khác.

Tóm lại: Về kiên thức chuyên môn của đội ngũ giảng viên, trường Cao đẳng nghề đường sắt có những vấn đề dặt ra:

Thứ nhất: Nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển về số lượng giáo sư, Phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ;

Thứ hai: Tiếp cận các kiến thức về khoa học công nghệ mới để đáp ứng với nhu cầu phát triển giao thông đường sắt (Kể cả đường sắt cao tốc bắc nam,

đường sắt đô thị, đường sắt trên cao…); Ưu tiên cho giảng viên trẻ đi ra ngoài hiện trường, tiếp xúc thực tế để có kiến thức về tay nghề.

Thứ ba: Bổ sung lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, có chính sách thu hút, tuyển dụng giáo sư, tiến sỹ về làm việc tại trường.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)